Đọc hiểu: Nắng đã hanh rồi - Vũ Quần Phương, Ngữ văn 10

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 7 Tháng mười hai 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu: Nắng đã hanh rồi - Vũ Quần Phương

    Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo

    Đọc bài thơ sau:

    Nắng đã vàng hanh như phấn bay

    Đã nghe tiếng sếu vọng sông gày

    Trước sân mây trắng về đông lắm

    Em ở xa nhà em có hay


    Em có hình dung những mái tranh

    Nắng lên khói ủ mộng yên lành

    Vườn sau tre mía xôn xao lá

    Anh chẳng là cây cũng trĩu cành


    Em có cùng anh lên núi không

    Có nghe thầm thĩ tiếng rừng thông

    Nắng chiều ngả bóng thông in đất

    Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong


    Xuân sắp sang rồi xuân sắp qua

    Một năm năm mới lại năm qua

    Mà sao nắng cứ như tơ ấy

    Rung tự trời cao xuống ngõ xa.

    (Nắng đã hanh rồi, In trong Hoa trong cây, Những điều cùng đến, Vết thời gian, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014, tr. 33)

    [​IMG]

    Chọn 01 đáp án đúng:

    Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản?

    A. Thể thơ lục ngôn

    B. Thể thơ thất ngôn

    C. Thể thơ tám chữ

    D. Thể thơ tự do.

    Câu 2. Cách gieo vần trong bài thơ là:

    A. Mỗi khổ thơ gieo một vần, vần được gieo ở tiếng cuối các câu 1,2,4 cảu từng khổ;

    B. Bài thơ gieo vần "ay" trong toàn bài;

    B. Bài thơ gieo vần "ay" và "anh";

    C. Bài thơ gieo vần "ông";

    D. Bài thơ gieo vần "a".

    Câu 3. Bài thơ là lời của ai nói với ai?

    A. Bài thơ là lời của "em" nói với "anh";

    B. Bài thơ là lời của "anh" nói với "em";

    C. Bài thơ là lời của "anh" nói với chính mình;

    D. Bài thơ là lời đối thoại của "anh" với "em";

    Câu 4. Thiên nhiên trong bài thơ được quan sát, miêu tả vào thời điểm nào?

    A. Mùa xuân

    B. Mùa hạ;

    C. Mùa thu;

    D. Mùa đông.

    Câu 5. Những dấu hiệu của thời gian được miêu tả trong bài thơ trên là:

    A. phấn bay, mây trắng, sông gày

    B. mái tranh, khói ủ, tre mía

    C. núi, rừng thông, bóng thông

    D. nắng hanh, tiếng sếu, xuân sắp sang

    Câu 6. Cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình "anh" trong bài thơ là:

    A. Cảm xúc buồn bã, đau thương;

    B. Cảm xúc lưu luyến, bịn rịn;

    C. Cảm xúc nhung nhớ, mong gặp;

    D. Cảm xúc cô đơn, trống vắng.

    Câu 7. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ:

    A. Giọng điệu tươi vui, hóm hỉnh

    B. Giọng điệu buồn thương, da diết

    C. Giọng điệu lúc tươi vui, lúc thủ thỉ da diết;

    D. Giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ.

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 8. Khái quát bố cục của bài thơ.

    Câu 9. Chỉ ra và phân tích tác dụng của 01 biện pháp nghệ thuật mà em thấy đặc sắc nhất.

    Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) cảm nhận về tình cảm của nhân vật trữ tình "anh" dành cho "em".

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. B. Thể thơ thất ngôn

    Câu 2. A. Mỗi khổ thơ gieo một vần, vần được gieo ở tiếng cuối các câu 1,2,4 cảu từng khổ;

    Câu 3. B. Bài thơ là lời của "anh" nói với "em";

    Câu 4. D. Mùa đông.

    Câu 5. D. nắng hanh, tiếng sếu, xuân sắp sang

    Câu 6. C. Cảm xúc nhung nhớ, mong gặp;

    Câu 7. C. Giọng điệu lúc tươi vui, lúc thủ thỉ da diết;

    Câu 8. Khái quát bố cục của bài thơ:

    Khổ 1: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông trước sân nhà;

    Khổ 2: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông trên mái tranh;

    Khổ 3: Khung cảnh thiên nhiên mùa đông trên núi;

    Khổ 4: Những hi vọng, mong ước của nhân vật trữ tình.

    Câu 9.

    - Biện pháp nghệ thuật mà em thấy đặc sắc nhất: sử dụng câu hỏi tu từ: Em ở xa nhà em có hay; Em có hình dung những mái tranh; Em có cùng anh lên núi không; Anh ngả vào đâu nỗi nhớ mong;

    - Tác dụng: Thể hiện tâm trạng nhung nhớ và tình yêu của anh đối với em; Tạo giọng điệu da diết, khắc khoải cho lời thơ.

    Câu 10. Viết đoạn văn cảm nhận về tình cảm của nhân vật trữ tình "anh" dành cho "em":

    Bài thơ khiến người đọc cảm nhận được tình cảm, tình yêu chân thành của nhân vật trữ tình dành cho cô gái phương xa. Khổ thơ nào anh cũng nhắc đến em. Em là đối tượng để anh giãi bày, thủ thỉ, tâm tình. Khổ thơ thứ nhất anh hỏi em: Em ở xa nhà em có hay - như muốn nhắc nhớ em về thời gian: đông đã sang rồi đấy. Thời gian đang chảy trôi theo mùa còn anh và em vẫn cách xa. Khổ thơ thứ hai vẫn là câu hỏi tu từ nhắc nhớ em có hình dung, có còn nhớ những hình ảnh quen thuộc của quê hương (mái tranh, khói ủ, tre mía xôn xao) và "nhân tiện" nhắc đến chính mình như muốn dự phần xuất hiện trong hình dung của em. Khổ thơ thứ ba, câu hỏi - lời mời gọi đã da diết hơn: mời em lên núi ngắm thông. Phải chăng đây là nơi hò hẹn của hai người? Bằng một cách khéo léo, anh đã đặt mình và thông trong sự đối sánh: thông ngả bóng xuống đất, còn anh không biết ngả vào đâu nỗi nhớ mong. Nỗi nhớ mong trào dâng mãnh liệt đã xui thúc anh tự bộc bạch, giãi bày. Lời hỏi tưởng chừng vu vơ mà ý tứ đã quá rõ.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng năm 2023
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...