Đọc hiểu nâng cao cho HSG Văn 9 vào 10

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Sướng, 6 Tháng tám 2022.

  1. Diệp Sướng

    Bài viết:
    19
    Đề:

    "Áo đỏ em đi giữa phố đông

    Cây xanh như cũng ánh theo hồng.

    Em đi lửa cháy trong bao mắt

    Anh đứng thành tro em biết không?"


    (Vũ Quần Phương - Áo đỏ)

    1) Trường từ vựng trong bài thơ trên là?

    2) Đặc sắc nghệ thuật được tác giả sử dụng?

    Giải:

    1) Trường từ vựng trong bài thơ là:

    - Trường từ vựng chỉ màu sắc: Đỏ, xanh, hồng.

    - Trường từ vựng chỉ sự cháy: Lửa, tro, cháy.

    - Trường từ vựng chỉ con người: Anh, em.

    2) Cái hay của tác giả là sử dụng các trường tư vựng liên tiếp, diễn tả được vẻ đẹp nổi bật của cô gái giữa phố đông. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa trong con người anh, làm anh say đắm ngất ngày đến mức cháy thành tro và lan ra cả không gian làm không gian cũng biến đổi màu sắc. "Cây xanh như cũng ánh theo hồng '.

    Nhờ nghệ thuật dùng từ, bài thơ xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc. Qua đó thể hiện một cách độc đáo tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng của chàng trai đồi với người mình yêu.

    Đề:


    Đi trong hương tràm

    Hoài Vũ


    Em gửi gì trong gió trong mây

    Ðể sáng nay lên Vàm Cỏ Tây

    Hoa tràm e ấp trong vòm lá

    Mà khắp nơi mây hương tỏa bay!

    Dù đi đâu dù xa cách bao lâu

    Dù gió mây kia đổi hướng thay mầu

    Dù trái tim em không trao anh nữa

    Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau

    Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu

    Có nỗi thương đau có niềm hy vọng

    Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng

    Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?

    Dù đi đâu và xa cách bao lâu

    Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm bát ngát

    Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát

    Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao..

    1-1983

    1. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

    2. Biện pháp tu từ được dùng trong bài thơ?

    3. Hiệu quả của biện pháp tu từ?

    4. Em cảm nhận được gì từ tình cảm của nhân vật trữ tình trong khổ thơ cuối?

    Giải:

    1


    Bài thơ trên viết theo thể thơ tự do

    2

    Biện pháp tu từ được dùng trong bài thơ là điệp ngữ

    3. Biện pháp tu từ điệp ngữ dùng để tạo nhịp điệu, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ. Điệp từ dù được sử dụng trong khổ thơ thứ hai dùng để nhấn mạnh dù có chia ly bao lâu một ngày một tháng hay một năm hay vĩnh viễn, dù cho thiên nhiên có đổi thay và trái tim con người con gái ấy không còn trao cho anh nữa. Dù mọi thứ đã đổi thay những sức mạnh của tình yêu đã làm cho điều không thể trở thành có thể chỉ cần" một thoáng hương tràm cho ta bên nhau '

    4 Qua khổ thơ cuối ta thấy được sự giao hòa giữa tâm hồn chàng trai với thiên nhiên cũng là tình cảm sâu sắc mãnh liệt nhưng nhuộm màu đau thương đối với người mình yêu thông qua điệp ngữ "anh vẫn" cùng những cặp hình ảnh bóng em- bóng tràm, mắt em - lá tràm, tình em -Hương tràm. Nhân vật trữ tình phần nào chấp nhận sự ra đi của người con gái mình thương nhưng tình yêu anh dành cho người ấy vẫn vẫn nguyên như thuở ban đầu. Ở nơi đó anh có thể nhìn ra đâu đâu cũng là hình bóng của người con gái anh thương nay đã hòa vào thiên nhiên quê hương đất mẹ. Anh có em, thấy mắt em, nghe tình em trong sự bát ngát của bóng tràm, sự xanh mát của lá tràm và sự xôn xao của Hương tràm thoang khoảng trong không gian rồi tỏa vào tâm hồn anh, để anh biết em luôn cạnh bên và hiện hữu trong thiên nhiên quê hương đất nước.
     
    Vy Hạ thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 6 Tháng tám 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...