Đọc hiểu Muôn kiếp nhân sinh: Kiến thức, học vấn khác hẳn với minh triết

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 21 Tháng tư 2023.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Đọc hiểu Muôn kiếp nhân sinh: Kiến thức, học vấn khác hẳn với minh triết

    Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

    Kiến thức, học vấn khác hẳn với minh triết. Người học nhiều bằng cấp, có kiến thức nhiều không hẳn đã tài giỏi uyên bác thông thái hơn người. Người càng ỷ lại, cho rằng mình học nhiều thì càng bám chặt lấy các ý tưởng giới hạn của mình và thường tỏ ra thiếu khoan dung, đồng cảm với suy nghĩ của người khác. Người giỏi lý luận thường thích tranh luận, cãi vã, bất đồng ý kiến với người khác theo suy nghĩ hơn là biết lắng nghe, khám phá và cảm thông.

    Kiến thức giúp chúng ta tranh luận và thuyết phục bằng những lý lẽ xác đáng nhưng sẽ không thực sự cảm hóa được người khác, vì nó không thực sự thu phục được nhân tâm, không xâm nhập vào tâm hồn con người được. Chỉ có những gì đi từ trái tim mới đến được trái tim người khác.


    Trích Muôn kiếp nhân sinh 2

    Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

    A. Nghệ thuật

    B. Chính luận

    C. Sinh hoạt

    Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên kia là?

    A. Tự sự

    B. Miêu tả

    C. Nghị luận

    Câu 3: Câu nào không đúng với nội dung trong đoạn trích?

    A. Người học nhiều, có nhiều kiến thức thì chắc chắn sẽ tài giỏi uyên bác.

    B. Người ỷ lại thường ít đồng cảm với suy nghĩ của người khác.

    C. Người giỏi lý luận ít lắng nghe và cảm thông.

    Câu 4: Vì sao "Kiến thức giúp chúng ta tranh luận và thuyết phục bằng những lý lẽ xác đáng nhưng sẽ không thực sự cảm hóa được người khác"?

    A. Vì kiến thức có thể giúp ta xâm nhập vào tâm hồn người khác.

    B. Vì kiến thức có khả năng thu phục được nhân tâm.

    C. Vì kiến thức là những thứ chết, không cảm hóa lòng người, cũng không thể thấu hiển lòng người.

    Câu 5: Bạn hiểu gì về câu nói "Chỉ có những gì đi từ trái tim mới đến được trái tim người khác"?


    Gợi ý trả lời

    [​IMG]

    Câu 1. A. Nghệ thuật

    Dù phương thức biểu đạt chính là nghị luận, nhưng nếu xét trên các yếu tố liên quan thì phong cách ngôn ngữh nất quán của đoạn trích trên và toàn bộ tác phẩm nói chung được viết theo phong cách nghệ thuật.

    Câu 2. C. Nghị luận

    Câu 3. A. Người học nhiều, có nhiều kiến thức thì chắc chắn sẽ tài giỏi uyên bác.

    Trong đoạn trích có câu: "Người học nhiều bằng cấp, có kiến thức nhiều không hẳn đã tài giỏi uyên bác thông thái hơn người", ở có từ "không hẳn" có nghĩa là có người này có người khác, có người tài giỏi uyên bác thật, có người lại không. Đáp án A lại sử dụng từ "chắc chắn", nghĩa là 100%, vậy nên đây là câu sai.

    Câu 4. C. Vì kiến thức là những thứ chết, không cảm hóa lòng người, cũng không thể thấu hiển lòng người.

    Trong đoạn trích viết: "Kiến thức giúp chúng ta tranh luận và thuyết phục bằng những lý lẽ xác đáng nhưng sẽ không thực sự cảm hóa được người khác, vì nó không thực sự thu phục được nhân tâm, không xâm nhập vào tâm hồn con người được." Nói một cách dễ hiểu thì người là vật sống, kiến thức là vật chết, lý lẽ tuy xác đáng nhưng lại không có tình người, không có cảm thông, không thể sẽ chia và không thể xâm nhập vào lòng người. Lý lẽ khiến người ta tin phục, nhưng nó không thể cảm hóa người ta, không thể khiến tận sâu trong lòng người cam chịu vì nó.

    Câu 5. Nếu xét trường hợp "Chỉ có những gì đi từ trái tim mới đến được trái tim người khác" trong ngữ cảnh của đạn trích, liên quan giữa "minh triết" và "kiến thức" thì có vẻ trừu tượng quá. Tuy nhiên, một cách dễ hiệu hơn thì "Chỉ có những gì đi từ trái tim mới đến được trái tim người khác" có thể hiểu là đối xử với mọi người bằng một trái tim chân thành, xuất phát từ tấm lòng chứ không phải là từ những thứ phù phiếm bên ngoài. Thế nên đoạn cảm nhận này có thể viết về thông điệp đối xử chân thành với người khác.

    Đoạn văn gợi ý

    "Chỉ có những gì đi từ trái tim mới đến được trái tim người khác" có thể hiểu như việc ta dùng sự chân thành của mình để đối xử với người khác. Trong một cuộc sống mà công nghệ phát triển vượt bật như hiện tại thì sự chân thành lại càng đáng quý hơn. Tình cảm mà ta dành cho người khác nếu như xuất phát thật sự từ trái tim, từ sự tử tế thì nó sẽ khiến người khác cảm nhận được, khiến cảm xúc ấy đọng lại trong lòng họ. Trong cuộc sống, khi con người ta đối xử với nhau bằng tấm lòng, bằng tình cảm, sự yêu thương thì họ sẽ ngày càng gắn kết. Những trái tim đầy lòng nhân ái ấy sẽ cảm hóa nhau, vững bền cùng nhau.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...