Đọc hiểu: Mùa hoa mận - Chu Thùy Liên Đọc văn bản: Cành mận bung cánh muốt Lũ con trai háo hức chơi cù Lũ con gái rộn ràng khăn áo Bóng bay nâng ước mơ con trẻ Cành mận bung cánh muốt Giục mẹ xôn xang lá, gạo Giục cha vui lòng căng cánh nỏ Giục người già bản hối hả làm đu Cành mận bung cánh muốt Nhà trình tường ủ hương nếp Giục lửa hồng nở hoa trong bếp Cho người đi xa nhớ lối trở về... (Chu Thùy Liên, Thuyền đuôi én, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2009) (*) Tác giả Chu Thùy Liên, sinh năm 1966, quê ở Điện Biên; (*) Nhà trình tường: Nhà có tường làm bằng đất nện - nét đặc trưng của người Tây Bắc. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Nêu 02 phương thức biểu đạt sử dụng trong bài thơ. Câu 2: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ. Câu 3: Loài hoa đặc trưng cho mùa xuân Tây Bắc được nhắc đến trong bài thơ là loài hoa nào? Câu 4: Tìm câu thơ được điệp lại nhiều lần trong bài thơ? Câu 5: Tìm những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ chỉ hoạt động con người khi mùa xuân về. Câu 6: Khái quát nội dung bài thơ. Câu 7: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép điệp trong các dòng thơ: Cành mận bung cánh muốt Giục mẹ xôn xang lá, gạo Giục cha vui lòng căng cánh nỏ Giục người già bản hối hả làm đu Câu 8: Câu thơ cuối bài Cho người đi xa nhớ lối trở về.. gợi cho em những suy nghĩ gì? Gợi ý đọc hiểu: Câu 1: 02 phương thức biểu đạt sử dụng trong bài thơ: Biểu cảm, miêu tả. Câu 2: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ: Là tác giả. Câu 3: Loài hoa đặc trưng cho mùa xuân Tây Bắc được nhắc đến trong bài thơ là: Hoa mận Câu 4: Câu thơ được điệp lại nhiều lần trong bài thơ: "Cành mận bung cánh muốt" (điệp 3 lần). Câu 5: Những từ ngữ, hình ảnh chỉ hoạt động con người khi mùa xuân về: - Lũ con trai háo hức chơi cù Lũ con gái rộn ràng khăn áo - Giục mẹ xôn xang lá, gạo Giục cha vui lòng căng cánh nỏ Giục người già bản hối hả - Giục lửa hồng nở hoa trong bếp Câu 6: Nội dungbài thơ: Bài thơ khắc họa vẻ đẹp tươi tắn, rộn ràng, đầy sức sống của thiên nhiên, con người Tây Bắc khi mùa xuân về. Qua đó, bài thơ thể hiện nỗi lòng nhớ thương và tình yêu quê hương, đất nước của nhân vật trữ tình. Câu 7: - Phép điệp cấu trúc: Mô hình "Giục" + cụm CV được lặp lại 3 lần. - Tác dụng phép điệp: + Tạo giọng điệu rộn ràng, tươi vui, tăng tính nhạc và sự sinh động hấp dẫn cho lời thơ. + Làm nổi bật không khí hối hả, rạo rực, hân hoan của con người khi mùa xuân về và tình yêu của tác giả dành cho thiên nhiên, cuộc sống nơi đây. Câu 8: Câu thơ cuối bài Cho người đi xa nhớ lối trở về thể hiện tập trung nỗi lòng, tâm trạng nhớ thương quê hương của tác giả; Nhắc nhớ mọi người về tình yêu nguồn cội thiêng liêng, sâu nặng..