Đọc hiểu: Một nhà khoa học từng làm thí nghiệm thả cá mập vào chung với đàn cá nước ngọt

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 18 Tháng ba 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đa số chúng ta đều đang sống trong khuôn khổ hằng ngày, lặp đi lặp lại, tư duy theo lối mòn, hành động theo thói quen. Đôi khi, sự lặp đi lặp lại này khiến chúng ta cảm thấy nhàm chán với cuộc sống, thậm chí không vươn được tới những điều lớn lao. Ngại bước ra khỏi vùng an toàn của mình là điều mà nhiều người mắc phải. Nhưng nếu có dũng khí bước qua, sẽ có muôn vàn điều mới mẻ, thú vị chờ đợi ta phía trước. Vậy nên, chúng ta cần học cách vượt qua giới hạn của bản thân.

    Đọc hiểu: Con cá mập và tấm kính pha lê

    Đề 1

    Đọc đoạn trích:

    Một nhà khoa học từng làm thí nghiệm: Thả cá mập vào chung với đàn cá nước ngọt trong một bể lớn, giữa chúng được ngăn lại bằng một loại pha lê đã được thép hóa có cường độ rất cao. Ban đầu, cá mập muốn bơi qua đó để bắt cá nước ngọt làm thức ăn. Nhưng hết lần này đến lần khác, lần nào nó cũng húc phải pha lê.. Sau những đợt công phá không thành công, cá mập đành phải bỏ sự cố gắng vô ích của mình, hàng ngày chỉ chờ bắt một số cá con lọt sang để ăn. Một thời gian sau, nhân viên thực nghiệm dỡ bỏ tấm kính pha lê giữa cá mập và bầy cá nước ngọt. Nhưng cá mập vẫn bắt những con cá con vượt qua vùng nước của nó, chứ không thử sức vượt qua vùng cá nước ngọt.

    (Theohttp: //vuontoithanhcong.vn)

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

    Câu 2. Theo em, tấm kính pha lê trong thí nghiệm trên tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống?

    Câu 3 . Xác định 02 phép liên kết trong các câu văn sau và chỉ ra từ ngữ liên kết: Một thời gian sau, nhân viên thực nghiệm dỡ bỏ tấm kính pha lê giữa cá mập và bầy cá nước ngọt. Nhưng cá mập vẫn bắt những con cá con vượt qua vùng nước của nó, chứ không thử sức vượt qua vùng cá nước ngọt.

    Câu 4. Từ nội dung đoạn trích, em hãy rút ta 01 thông điệp có ý nghĩa đối với con người.

    [​IMG]

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự (kể lại một thí nghiệm với các sự việc xảy ra trong thí nghiệm theo diễn biến thời gian).

    Câu 2. Theo em, tấm kính pha lê trong thí nghiệm trên tượng trưng cho: Những khó khăn, thử thách; những giới hạn kìm hãm khả năng phát triển của con người.

    Câu 3. Một thời gian sau, nhân viên thực nghiệm dỡ bỏ tấm kính pha lê giữa cá mập và bầy cá nước ngọt. Nhưng cá mập vẫn bắt những con cá con vượt qua vùng nước của nó, chứ không thử sức vượt qua vùng cá nước ngọt.

    Hai phép liên kết và các từ ngữ liên kết trong các câu trên là:

    - Phép nối: Hai câu liên kết với nhau bởi từ nối: "Nhưng";

    - Phép lặp: Các từ ngữ được lặp lại để tạo liên kết giữa 2 câu: cá mập, cá nước ngọt

    Câu 4. Thông điệp từ nội dung đoạn trích trên:

    - Nội dung đoạn trích: Kể lại thí nghiệm con cá mập vì nỗi sợ tấm kính ăn sâu vào tiềm thức mà tự tạo giới hạn cho chính mình; ngay cả khi tấm khí không còn, nó vẫn bị giới hạn đó ám ảnh, không dám bơi đến vùng nước bên kia.

    - Thông điệp rút ra: Nỗi lo sợ cố hữu sẽ giới hạn khả năng phát triển của con người, con người khó có thể có được thành quả lớn lao.

    (Hoặc: Vượt qua được nỗi lo sợ cố hữu, con người mới có được thành công/ Đừng để những nỗi sợ hãi cố hữu giới hạn sự phát triển của con người)

    Xem tiếp bên dưới: Đề 2
     
    Dana Lê, Nghiên Di, LieuDuong6 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng tám 2023
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đề 2

    Đọc đoạn trích:

    Một nhà khoa học từng làm thí nghiệm: Thả cá mập vào chung với đàn cá nước ngọt trong một bể lớn, giữa chúng được ngăn lại bằng một loại pha lê đã được thép hóa có cường độ rất cao. Ban đầu, cá mập muốn bơi qua đó để bắt cá nước ngọt làm thức ăn. Nhưng hết lần này đến lần khác, lần nào nó cũng húc phải pha lê.. Sau những đợt công phá không thành công, cá mập đành phải bỏ sự cố gắng vô ích của mình, hàng ngày chỉ chờ bắt một số cá con lọt sang để ăn. Một thời gian sau, nhân viên thực nghiệm dỡ bỏ tấm kính pha lê giữa cá mập và bầy cá nước ngọt. Nhưng cá mập vẫn bắt những con cá con vượt qua vùng nước của nó, chứ không thử sức vượt qua vùng cá nước ngọt.

    (Theohttp: //vuontoithanhcong.vn)

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1 . Dựa vào mục đích nói, câu sau thuộc kiểu câu gì: Một thời gian sau, nhân viên thực nghiệm dỡ bỏ tấm kính pha lê giữa cá mập và bầy cá nước ngọt.

    Câu 2. Tại sao khi đã được dỡ bỏ tấm kính pha lê, cá mập vẫn không vượt qua vùng nước của nó để sang bắt cá nước ngọt?

    Câu 3. Em hãy rút ra 01 bài học có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với bản thân từ văn bản trên.

    Câu 4 . Từ nội dung đoạn trích, em có suy nghĩ như thế nào về giới hạn và sự vượt qua giới hạn trong cuộc sống.

    [​IMG]

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1 . Câu văn: "Một thời gian sau, nhân viên thực nghiệm dỡ bỏ tấm kính pha lê giữa cá mập và bầy cá nước ngọt." thuộc kiểu câu trần thuật.

    Câu 2. Khi đã được dỡ bỏ tấm kính pha lê, cá mập vẫn không vượt qua vùng nước của nó để sang bắt cá nước ngọt vì: Nó sợ đâm phải tấm kính pha lê như rất nhiều lần trước đó. Nỗi đau khi va phải tấm kính đã trở thành nỗi sợ hãi trong tâm trí con cá voi. Đối với con người, tấm kính ấy chính là rào cản, giới hạn con người, xiềng xích con người trong sự sợ hãi thất bại.

    Câu 3. Từ văn bản trên, em rút ra bài học cho bản thân là: Không nên giới hạn bản thân trong nỗi sợ thất bại, cần phải mạo hiểm, khám phá để trải nghiệm những điều mới mẻ, để có được thành công.

    Câu 4 . Về giới hạn và sự vượt qua giới hạn trong cuộc sống:

    - Đoạn trích kể lại thí nghiệm con cá mập vì nỗi sợ tấm kính ăn sâu vào tiềm thức mà tự tạo giới hạn cho chính mình; ngay cả khi tấm khí không còn, nó vẫn bị giới hạn đó ám ảnh, không dám bơi đến vùng nước bên kia => nội dung đoạn trích: Nỗi lo sợ tạo nên giới hạn kìm hãm con người.

    - Giới hạn là một ngưỡng cao nhất trong khả năng của con người mà ta cảm nhận hoặc tự đặt ra cho mình. Giới hạn chi phối con người không được phép vi phạm, không thể bước qua.

    - Vượt qua giới hạn là việc bạn bước qua ngưỡng mà bản thân đặt ra. Trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta không nên vượt qua giới hạn, nhưng cũng có những giới hạn cần phải vượt qua.

    + Giới hạn không nên vượt qua: Ranh giới giữa tốt - xấu, thiện - ác; không nên vượt qua cái tốt, cái thiện để bước sang ranh giới của cái xấu, cái ác. Con người cần giữ mình trong giới hạn của pháp lí và đạo lí. Như vậy mới không đánh mất mình, không sa ngã; mới sống có ích và nhận được sự tôn trọng, quý mến của mọi người.

    + Giới hạn nên vượt qua: Sự sợ hãi thất bại; vùng an toàn chật hẹp.. Không nên để nỗi sợ thất bại hay vùng thoải mái kìm chân bạn. Bởi nếu sợ hãi, thỏa mãn với vùng an toàn, tương lai, sự thành công của bạn cũng trở nên chật hẹp hơn. Cần bước qua nỗi sợ, dấn thân trải nghiệm ngoài vùng an toàn mới có được thành công lớn lao, có được niềm vui, cuộc sống đúng nghĩa..
     
    Dana Lê, Nghiên Di, LieuDuong7 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng tám 2023
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...