Đọc hiểu: Một người lính nói về thế hệ mình - Thanh Thảo: Ngày chúng tôi đi/Các toa tàu mở toang cửa

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 31 Tháng mười 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu: Một người lính nói về thế hệ mình - Thanh Thảo

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    ngày chúng tôi đi

    Các toa tàu mở toang cửa

    Không có gì phải che giấu nữa

    Những thằng lính trẻ măng

    Tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ

    Những thằng lính trẻ măng

    Quân phục xùng xình

    Chen bám ở bậc toa như chồi như nụ

    Con tàu nổi hiệu còi rung hết cỡ

    Và dài muốn đứt hơi

    Hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ

    Thế hệ chúng tôi

    Hiệu còi ấy là một lời tuyên bố


    (Một người lính nói về thế hệ mình, Thanh Thảo, Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội Nhà văn, 2007, tr. 141)

    Câu 1. Xác định thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

    Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Được miêu tả như thế nào?

    Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:

    Những thằng lính trẻ măng

    Quân phục xùng xình

    Chen bám ở bậc toa như chồi như nụ


    Câu 4. Theo em, lời tuyên bố được nhắc đến trong câu thơ cuối là lời tuyên bố gì?

    Câu 5. Nhận xét về vẻ đẹp của những người lính trẻ trong đoạn trích trên.

    Câu 6. Nêu suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với đất nước.

    Câu 7. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sự cần thiết phải lựa chọn lẽ sống đúng đắn đối với thế hệ trẻ ngày nay.

    [​IMG]

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1:

    - Thể thơ tự do

    - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

    - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

    Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là chúng tôi . "Chúng tôi" được miêu tả là những người lính trẻ măng, tinh nghịch, quân phục xùng xình, tiếng ồm ồm.

    Câu 3.

    - Biện pháp tu từ: So sánh (người lính trẻ măng - như chồi như nụ )

    - Tác dụng:

    + Tăng sức biểu đạt, sức gợi hình, gợi cảm của câu thơ

    + Khắc họa sinh động hình tượng những người lính trẻ, tràn đầy sức sống, lạc quan yêu đời

    + Thể hiện niềm yêu mến tự hào của tác giả đối với những người lính thế hệ mình.

    Câu 4. Lời tuyên bố được nhắc đến trong câu thơ cuối là lời tuyên bố về lòng yêu nước, về quyết tâm đánh đuổi ngoại xâm, lời tuyên bố về sự hi sinh, cống hiến, về tinh thần sẵn sàng chiến đấu..

    Câu 5. Nhận xét về vẻ đẹp của những người lính trẻ trong đoạn trích trên: Những người lính trong đoạn trích trên là những chàng lính còn trẻ tuổi, đầy sức sống, tâm hồn lạc quan, yêu đời. Họ cũng là những con người yêu nước, sống có lí tưởng, sẵn sàng cống hiến, hi sinh vì đất nước.

    Câu 6. Nêu suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với đất nước:

    - Học tập để trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước

    - Rèn luyện đạo đức, nhân cách để trở thành công dân tốt

    - Tích cực tham gia lao động sản xuất, tham gia các hoạt động cộng đồng

    - Sống có trách nhiệm với bản thân, với xã hội

    - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn văn hóa dân tộc

    - Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự khi Tổ quốc cần..

    Câu 7. Có thể triển khai theo hướng sau:

    - Lựa chọn được lẽ sống đúng đắn sẽ là động lực, nền tảng, kim chỉ nam để giúp người trẻ vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống và hướng đến thành công

    - Lựa chọn được lẽ sống đúng đắn giúp thế hệ trẻ có lối sống, mục đích sống tốt đẹp, có những quyết định và hành động đúng đắn để góp phần cống hiến cho xã hội..

    - Giúp tuổi trẻ sống có ý nghĩa, lạc quan yêu đời và tìm được hạnh phúc thực sự.

    - Giúp khẳng định nhân cách và phẩm giá con người, được người khác tôn trọng, yêu mến, tin tưởng..

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Xem tiếp bên dưới..
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng mười 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    ĐỀ 2

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:


    ngày chúng tôi đi
    Các toa tàu mở toang cửa
    Không có gì phải che giấu nữa
    Những thằng lính trẻ măng
    Tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ
    Những thằng lính trẻ măng
    Quân phục xùng xình
    Chen bám ở bậc toa như chồi như nụ
    Con tàu nổi hiệu còi rung hết cỡ
    Và dài muốn đứt hơi
    Hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ
    Thế hệ chúng tôi
    Hiệu còi ấy là một lời tuyên bố


    (Một người lính nói về thế hệ mình, Thanh Thảo, Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội Nhà văn, 2007, tr. 141)

    Chọn đáp án đúng:

    Câu 1. Thể thơ của văn bản trên không giống với thể thơ của văn bản nào sau đây?

    A. Đất nước - Nguyễn Đình Thi

    B. Lính đảo hát tình ca trên đảo - Trần Đăng Khoa

    C. Mùa hoa mận - Chu Thùy Liên

    D. Bảo kính cảnh giới 43 - Nguyễn Trãi

    Câu 2. Đoạn trích trên viết về đề tài:

    A. Người lính

    B. Con tàu

    C. Chiến tranh

    D. Hòa bình

    Câu 3. Chúng tôi trong đoạn trích là ai?

    A. Những nữ thanh niên xung phong

    D. Những anh dân quân dũng cảm

    C. Những chàng lính trẻ

    D. Những người vợ trẻ hậu phương

    Câu 4. Những chàng lính trong đoạn trích được miêu tả như thế nào?

    A. Trẻ măng, tinh nghịch

    B. Quân phục xùng xình

    C. Tiếng ồm ồm mới vỡ

    D. Cả A, B, C

    Câu 5. Những câu thơ nào sử dụng biện pháp tu từ so sánh?

    A. Hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ/ Chen bám ở bậc toa như chồi như nụ

    B. Và dài muốn đứt hơi/Hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ

    C. Những thằng lính trẻ măng/ Chen bám ở bậc toa như chồi như nụ

    D. Các toa tàu mở toang cửa/

    Không có gì phải che giấu nữa


    Câu 6. Biện pháp tu từ trong câu Chen bám ở bậc toa như chồi như nụ là:

    A. Ẩn dụ

    B. So sánh

    C. Nhân hóa

    D. Điệp từ

    Câu 7. Hình ảnh chồi, nụ trong những câu thơ: Những thằng lính trẻ măng - Quân phục xùng xình - Chen bám ở bậc toa như chồi như nụ gợi lên điều gì?

    A. Cảnh thiên nhiên đẹp, đầy sức sống

    B. Bức tranh mùa xuân nhiều chồi, nụ

    C. Sức sống, tuổi trẻ của những chàng lính

    D. Nỗi nhớ quê hương của những chàng lính

    Câu 8. Vẻ đẹp của những người lính trẻ trong đoạn trích trên:

    A. Bất khuất, dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu vì nhiệm vụ quốc tế cao cả

    B. Trẻ trung, đầy sức sống, lạc quan, yêu đời, yêu đất nước

    C. Tâm hồn lãng mạn, mộng mơ, rất đỗi hào hoa, thanh lịch

    D. Tinh thần thép kiên cường vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt.

    Câu 9. Tình cảm, thái độ của nhà thơ thể hiện trong đoạn trích là:

    A. Tiếc nuối cho những con người còn quá trẻ đã phải hi sinh

    B. Xót xa cho những vất vả, gian truân mà người lính đã trải qua

    C. Ngợi ca tinh thần hi sinh anh dũng của người lính

    D. Ngợi ca vẻ đẹp hồn nhiên, trẻ trung, yêu đời, yêu đất nước của người lính.

    Câu 10. Cảm hứng chủ đạo của đoạn trích là:

    A. Cảm hứng bi tráng

    B. Cảm hứng ngợi ca, tự hào

    C. Cảm hứng phê phán

    D. Cảm hứng bi lụy

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. D. Bảo kính cảnh giới 43 - Nguyễn Trãi

    Câu 2. A. Người lính

    Câu 3. C. Những chàng lính trẻ

    Câu 4. D. Cả A, B, C

    Câu 5. A. Hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ/ Chen bám ở bậc toa như chồi như nụ

    Câu 6. B. So sánh

    Câu 7. C. Sức sống, tuổi trẻ của những chàng lính

    Câu 8. B. Trẻ trung, đầy sức sống, lạc quan, yêu đời, yêu đất nước

    Câu 9. D. Ngợi ca vẻ đẹp hồn nhiên, trẻ trung, yêu đời, yêu đất nước của người lính.

    Câu 10. B. Cảm hứng ngợi ca, tự hào
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng mười 2023
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...