Đọc hiểu: Mộ xuân tức sự - Nguyễn Trãi

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 10 Tháng hai 2023.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Đọc hiểu: Mộ xuân tức sự - Nguyễn Trãi

    Phiên âm:

    Nhàn trung tận nhật bế thư trai,

    Môn ngoại toàn vô tục khách lai.

    Đỗ Vũ (1) thanh trung xuân hướng lão,

    Nhất đình sơn vũ luyện hoa khai

    Dịch thơ:

    Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn,

    Khách tục không ai bén mảng gần.

    Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn

    Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan

    Giải nghĩa: Đỗ Vũ là tên một vua nhà Thục (Trung Quốc) được đặt cho chim đỗ quyên, tức chim cuốc, còn có tên là từ quy, tiếng kêu nghe rất buồn thảm.

    (Nguyễn Trãi, bản dịch thơ: Hữu Dụng)

    Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

    A. Tự do

    B. Thất ngôn bát cú

    C. Thất ngôn tứ tuyệt

    D. Thất ngôn

    Câu 2: Phương thức biểu đạt trong bài thơ trên là?

    A. Tự sự và miêu tả

    B. Biểu cảm và miêu tả

    C. Tự sự và nghị luận

    D. Nghị luận và biểu cảm

    Câu 3: Mộ xuân tức sự được trích từ tập thơ nào của Nguyễn Trãi?

    A. Quốc âm thi tập

    B. Ức trai thi tập

    C. Môn hoa mộc

    D. Lam Sơn thực lục

    Câu 4: Trong bài thơ này sử dụng nghệ thuật gì?

    A. Nhân hóa

    B. So sánh

    C. Tương phản

    D. Hoán dụ

    Câu 5: Ý nào không thuộc hàm ý của câu "Nhất đình sơn vũ luyện hoa khai"?

    A. Cảm thán trước sự tươi tốt và nở rộ của hoa xoan trong hoàn cảnh khó khăn.

    B. Cánh hoa bay nhè nhẹ gợi lên niềm hy vọng trong lòng người đằng sau những phong ba trắc trở.

    C. Mang đến một âm vang vọng về đất nước theo cảm hứng của người xưa.

    Câu 6: Lí giải vì sao tác giả "bế thư trai" (đóng cửa phòng sách) mà vẫn nghe thấy tiếng chim kêu và biết xuân đã muộn?

    Câu 7: Viết một đoạn văn ngắn về bài học mà em rút ra được từ bài thơ này.


    Gợi ý đọc hiểu bài Mộ xuân tức sự

    Câu 1. C. Thất ngôn tứ tuyệt

    Câu 2. D. Nghị luận và biểu cảm

    Câu 3 . B. Ức trai thi tập

    Câu 4. C. Tương phản

    Câu 5. C. Mang đến một âm vang vọng về đất nước theo cảm hứng của người xưa. - Đây là hàm ý thuộc về câu "Đỗ Vũ thanh trung xuân hướng lão". Trong quan niệm của người xưa cũng như tương truyền về tên chim cuốc (hay Đỗ Vũ) thì tiếng kêu của loài chim này khá thảm thiết, với một hàm ý nhớ quê hưởng, tổ quốc.

    Câu 6:

    Bài thơ được viết trong bối cảnh triều đình biến loạn, trung thần hàm oan còn gian thần thì lộng hành. Nguyễn Trãi bỏ quan trường về quê, bày tỏ thái độ lánh tục để bảo toàn khí tiết. Chính vì lẽ đó mà ông mới "nhàn rỗi" mà đóng cửa phòng sách, cũng vì "nhàn rỗi", mà nghe thấy tiếng chim kêu, hay mùa xuân đến muộn. Bởi lẽ, thông thường khi nói đến đóng của phòng sách, người ta thường hay nghĩ đến đóng cửa để làm việc, còn Nguyễn Trãi bấy giờ, chỉ có thể "nhàn rỗi" nghe tiếng chim kêu, ngắm cảnh thiên nhiên, đau xót thay cho quê hương mà thôi.

    Câu 7: Tùy theo ý nghĩ của từng bạn.

    Gợi ý tham khảo


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng hai 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...