Đọc hiểu: Mạo hiểm - Nguyễn Bá Học - Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 20 Tháng hai 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu: Mạo hiểm - Nguyễn Bá Học

    Đề 1

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì.

    Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô tư, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng kia, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi thuyền thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng, quần đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không có thể mà tự lập được.

    Vậy học trò ngày nay phải biết tự xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: Hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì lên xe, ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt.. ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.

    (Mạo hiểm - Nguyễn Bá Học)

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

    Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả khuyên học trò cần phải mạo hiểm như thế nào?

    Câu 3. Em hiểu câu nói sau như thế nào: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.

    Câu 4. Em hãy phân biệt những việc nên mạo hiểm và những việc không nên mạo hiểm.

    [​IMG]

    Gợi ý trả lời:

    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Nghị luận

    Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả khuyên học trò cần phải mạo hiểm: học trò ngày nay phải biết tự xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở.

    Câu 3. Câu nói: "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông."

    -
    Nghĩa đen: Cái "khó" của con đường đi không phải vì "ngăn sông cách núi" - vì những trắc trở, gập ghềnh cản bước mà là ở chỗ "lòng người ngại núi e sông" - ngại khó, ngại khổ.

    - Nghĩa ẩn dụ: Muốn vượt qua "đường đi khó" phải dẹp bỏ tất cả những gì gọi là e ngại, sợ hãi trong lòng ta. Mọi vật cản rồi cũng sẽ vượt qua bằng ý chí, nghị lực cao độ. Hãy hăng hái tiến lên, ta sẽ băng qua mọi gian nan, thử thách.

    Câu 4. Em hãy phân biệt những việc nên mạo hiểm và những việc không nên mạo hiểm.

    - Những việc nên mạo hiểm là những việc giúp cho bản thân tiến bộ (dám nhận nhiệm vụ khó, dám đương đầu với thử thách, dám vượt qua khỏi vùng an toàn để trải nghiệm những thử thách mới) ; hoặc những việc giúp ích cho mọi người, cho xã hội (dũng cảm cứu người, dũng cảm đấu tranh với cái xấu, cái ác)

    - Những việc không nên mạo hiểm là những việc mạo hiểm vô bổ, hại mình, hại người (đua xe, hút chích, ẩu đả)

    Xem tiếp bên dưới: Đề 2
     
    chiqudoll, LieuDuongNgọc Thiền Sầu thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng bảy 2023
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu: Mạo hiểm - Nguyễn Bá Học

    Đề 2

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì.

    Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô tư, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng kia, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi thuyền thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng, quần đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không có thể mà tự lập được.

    Vậy học trò ngày nay phải biết tự xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: Hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì lên xe, ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt.. ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.

    (Mạo hiểm - Nguyễn Bá Học)

    Câu 1 . Theo tác giả, thế nào là sống thừa ?

    Câu 2. Chỉ ra 1 phép liên kết câu và 1 phép liên kết đoạn được sử dụng trong đoạn trích trên.

    Câu 3. Trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên.

    Câu 4. Bài học mà em tâm đắc nhất khi đọc phần văn bản trên là gì? Tại sao em tâm đắc với bài học ấy?

    Gợi ý trả lời:

    Câu 1.
    Sống thừa:

    + Là những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô tư, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả.

    + Sống mà không dám đương đầu với khó khăn, ngại khó, ngại khổ.. (cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi thuyền thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng, quần đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào).

    Câu 2.

    - Phép liên kết câu:

    + Phép thế: Như thế

    + Phép nối: Hãy

    - Phép liên kết đoạn:

    + Phép nối: Còn, vậy.

    Câu 3.

    - Nội dung:

    + Đưa ra quan điểm về sự mạo hiểm trước khó khăn thử thách.

    + Cho ta bài học: Trong cuộc sống sẽ có vô vàn khó khăn, thử thách, bởi vậy con người, nhất là học sinh phải có tinh thần mạo hiểm, nghĩa là dám đối mặt với thách thức, gian khổ..

    Câu 4.

    - Bài học là: Học sinh phải có tình thần mạo hiểm nghĩa là phải đối đầu với khó khăn thì mới có thành công.

    - Vì: Con đường đi đến thành công là con đường có bao chông gai thử thách, nhưng nếu ta không ngại khó, ngại khổ, dám dũng cảm đương đầu với thách thức, kiên trì bền bỉ thì sẽ vượt qua được tất cả".
     
    chiqudollLieuDuong thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...