Đọc hiểu: Lúa và cỏ - Thần thoại Việt Nam – Trung Hoa

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 24 Tháng mười 2023.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Đọc hiểu: Lúa và cỏ

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:



    LÚA VÀ CỎ



    (Trích Thần thoại Việt Nam – Trung Hoa, Tập 3b, Doãn Quốc Sỹ sưu tập, NXB Sáng Tạo, 1970, tr. 29-30)

    Câu 1: Chủ thể chính được xoay quanh trong văn bản trên là gì?

    A. Cây cỏ

    B. Cây lúa

    C. Con trâu

    D. Tất cả đều đúng

    Câu 2. Văn bản trên được viết theo thể loại nào?

    A. Miêu tả

    B. Tự sự

    C. Thuyết minh

    D. Nghị luận

    Câu 3: Tại sao loài người phải nhịn đói một thời gian?

    A. Do trời giận không ban hạt học

    B. Do hạt ngọc bị vỡ tan tành

    C. Do có người đàn bà lười biếng ngỗ nghịch không quét dọn nhà cửa

    D. Tất cả phương án trên

    Câu 4: Nội dung chủ yếu của văn bản là:

    A. Lí giải về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên.

    B. Lí giải về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam.

    C. Lí giải về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề.

    D. Lí giải về nguồn gốc các loài động, thực vật.

    Câu 5: Hạt lúa được Trời hóa phép có những đặc điểm gì?

    A. Hạt lúa khổng lồ, lăn qua các cửa nhà, chỉ cần đưa tay ra hứng là có đủ số gạo ăn trong ngày, sau mỗi ngày làm xong phận sự, hạt lúa lại lớn như cũ.

    B. Hạt lúa khổng lồ, tự nhiên mọc lên, loài người chỉ cần ra ruộng mang về đủ số gạo ăn, sau mỗi ngày làm xong phận sự, hạt lúa lại lớn trở lại như cũ.

    C. Hạt lúa nhỏ, loài người phải tự mình cày cấy, vun xới, gặt hái và mang về nhà, nếu không chăm bón tốt, cỏ sẽ mọc át hết lúa.

    D. Hạt lúa nhỏ, loài người phải tự mình cày cấy, vun xới, hạt lúa tự lăn về nhà, nếu không chăm bón tốt, cỏ sẽ mọc át hết lúa.

    Câu 6: Theo văn bản, vì sao hạt lúa sau này lại có kích thước nhỏ đi?

    A. Vì lúa giận người chủ nhà không tiếp đón mình chu đáo, cẩn thận.

    B. Vì người chủ nhà thờ ơ, lười biếng đã không chịu nghe lời dặn của Trời.

    C. Vì người chủ nhà cầm chổi đập mạnh làm cho hạt ngọc vỡ tan từng mảnh.

    D. Vì Thiên thần làm ăn tắc trách, nhầm lẫn giữa cỏ và lúa.

    Câu 7: Nêu ra các biện pháp tu từ có trong văn bản.



    Câu 8: Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa đoạn thứ ba của văn bản (từ "Có một người đàn bà" đến "Ta sẽ làm mưa làm nắng.."



    Câu 9: Chi tiết trên mặt đất, cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ, còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất có ý nghĩa gì?



    Câu 10: Hai câu đầu của văn bản thể hiện điều gì của tổ tiên ta từ xưa?



    Câu 11: Hãy nêu quan điểm của anh/chị về những ước mơ mà tổ tiên đã gửi gắm vào câu chuyện thần thoại này.


    [​IMG]


    Gợi ý đáp án

    Câu 1: D. Tất cả đều đúng

    Trong văn bản trên ta có thể thấy được các chủ thể sáng tạo đi theo mạch truyện bao gồm cỏ, lúa và con trâu.

    Câu 2: B. Tự sự

    Câu 3: C. Do có người đàn bà lười biếng ngỗ nghịch không quét dọn nhà cửa

    Chúng ta có thể thấy từ đoạn: "Có một người đàn bà kia tính tình lười biếng.. Từ đó loài người phải nhịn đói một thời gian) Tiền căn hậu quả là do có người đàn bàn lười biếng không chịu quét dọn nhà cửa nên mới gây ra chuyện hạt ngọc vỡ tan, loài người chịu đói. Thế nên nguyên nhân chủ yếu sẽ do người đàn bà này, nguyên nhân thứ yếu là hạt ngọc vỡ.

    Câu 4: D. Lí giải về nguồn gốc các loài động, thực vật.

    Câu 5: A. Hạt lúa khổng lồ, lăn qua các cửa nhà, chỉ cần đưa tay ra hứng là có đủ số gạo ăn trong ngày, sau mỗi ngày làm xong phận sự, hạt lúa lại lớn như cũ.

    Câu 6: C. Vì người chủ nhà cầm chổi đập mạnh làm cho hạt ngọc vỡ tan từng mảnh.

    Câu 7: Các biện pháp tu từ:

    Nhân hóa: Nhân hóa trời thành hình tượng một vị thần cao quý, biết nói biết suy nghĩ như con người, dùng từ tôn xưng và gọi là" ông Trời. "

    Nhân hóa hình tượng hạt lúa biết lăn, biết suy nghĩ giận dỗi như con người.

    Câu 8: Trong đoạn thứ ba này có gửi gắm một số ý nghãi sau:

    Thứ nhất, con người nếu ăn ở sung sướng trong thời gian dài sẽ đâm ra lười nhác, không chịu làm việc.

    Thứ hai, thông điệp gửi gắm phải trân trọng cơm gạo, vì nó là hạt ngọc của ông trời - sự ví von dành cho hạt lúa, bởi nó được tạo nên bởi mồ hôi công sức của rất nhiều người nông dân.

    Thứ ba, chỉ khi tạo ra được việc làm thì mới là cách giúp người ta tốt nhất." Trời "ban gạo nhưng không ban việc, đâm ra" con người "thảnh thơi, chỉ cần ngồi không là có ăn. Nhưng khi trời bắt" con người"gieo trồng lúa, tuy rằng là phạt, cực nhọc nhưng nó lại tạo điều kiện cho con người tự làm việc và nuôi sống bản thân.

    Câu 9: Chi tiết đó như một cách giải thích cho nghề trồng lúa bây giờ, vất vả cực nhọc vì phải chịu mưa chịu nắng, còn phải chăm làm cỏ. Muốn lúa tốt thì phải diệt cỏ, vì cỏ ngoan cường, sống dai, nên không xử lý khéo thì cỏ sẽ chiếm hết đất của lúa.

    Câu 10: Hai câu đầu tiên thể hiện mong, khát vọng cơm no áo ấm của người dân xưa. Ngày xưa ông bà chúng ta sống trong thời nghèo khó, nên họ quý trọng hạt gạo, quý trọng từng bữa cơm no đủ. Không như bây giờ cơm ngày ba bữa, còn phải đủ hương, sắc, mùi, vị. Ngày xưa ông bà ta chỉ cần hai bữa cơm no là được.

    Câu 11:


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...