Đọc hiểu: Liệu bạn có hạnh phúc hơn nếu bạn giàu có hơn - Hạnh phúc và tiền bạc

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ột Éc, 3 Tháng ba 2023.

  1. Ột Éc

    Bài viết:
    2,948
    Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

    "Liệu bạn có hạnh phúc hơn nếu bạn giàu có hơn? Nhiều người tin rằng" có ". Nhưng các nhà nghiên cứu trong nhiều năm qua chỉ ra rằng người có nhiều tiền bạc dồi dào hơn chỉ hạnh phúc hơn rất ít so với những người có thu nhập thấp. Thậm chí chưa chắc đã hạnh phúc hơn.

    Tính trung bình, dân Mỹ giàu hơn dân Niu Di-lân nhưng họ không hạnh phúc hơn. Người dân ở những nước giàu có như Áo, Pháp và Đức dường như cũng chẳng hạnh phúc hơn là bao so với những người dân ở các người nghèo hơn như Bra-xin, Cô-lôm-bi-a và Phi-líp-pin. Tuy nhiên, so sánh giữa các nước có nền văn hóa khác nhau thì rất khó. Song nếu so sánh các mức thu nhập ở cùng một nước trong các thời điểm khác nhau thì cũng cho thấy tăng thu nhập không làm thay đổi đáng kể hạnh phúc của con người (trừ mức thu nhập quá thấp). Ngày nay, dân Mĩ giàu có hơn so với năm mươi năm trước nhưng họ không hạnh phúc hơn. Một gia đình Mĩ thu nhập trung bình vào khoảng 50000 – 90000 USD/năm có mức hạnh phúc gần giống với những gia đình Mĩ khá giả, thu nhập hơn 90000 USD/năm. Theo khảo sát mới đây của tờ Nam Phương cuối tuần (Quảng Châu, Trung Quốc), những triệu phú ở Trung Quốc (có mức tài sản trung bình là 2, 2 tỉ nhân dân tệ, tương đương 275 triệu USD) vẫn cảm thấy bất an và lo lắng mặc dù họ có vị thế xã hội và được hưởng cảm giác thỏa mãn mà tài sản của họ mang lại.

    Tất nhiên, ý tưởng tiền bạc không mua được hạnh phúc thì" xưa như trái đất "rồi. Nhiều tôn giáo cũng khuyên con người rằng sự gắn bó với những sở hữu vật chất khiến chúng ta không hạnh phúc. Ban nhạc Bít-tơn cũng nhắc nhở chúng ta là tiền không thể mua được tình yêu (" money can't buy me love) và những điều tốt đẹp nhất trên đời lại không mất tiền mua ( "The best things in life are free").. Tuy nhiên, dường như có gì đó rất mâu thuẫn về điều này. Nếu tiền bạc không mang lại hạnh phúc thì tại sao tất cả chính phủ các nước lại tập trung vào việc tăng thu nhập quốc dân theo đầu người? Tại sao rất nhiều người trong chúng ta lại phải cố gắng sức để kiếm nhiều tiền hơn nếu tiền bạc không làm chúng ta hạnh phúc hơn? Có lẽ câu trả lời nằm ở bản chất của chúng ta là con người luôn sống có mục đích. Chúng ta phải làm việc để kiếm ăn, tìm bạn đời và nuôi dạy con. Tích lũy tiền đến một mức nào đó để mang lại một sự bảo đảm cho những thời kí khó khăn. Tiền cũng là một cách thức đo độ thành công của chúng ta. Và tiền là một mục tiêt cần cầu viện đến khi chúng ta chán làm bất cứ việc gì và không thể nghĩ ra lí do nào khác để làm việc. Kiếm tiền khiến chúng ra phải làm việc gì đó để cảm thấy mình có ích, khi chúng ta không biết rõ tại sao chúng ta đang làm việc ".

    (Theo Thương Vũ," Hạnh phúc và tiền bạc ", tuoitreonline, 13 – 5- 2007)


    Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

    Câu 2: Theo đoạn trích, Ban nhạc Bít-tơn nhắc nhở chúng ta như thế nào về tiền bạc?

    Câu 3: Anh/chị hiểu ý nghĩa của câu nói:" Tiền cũng là một cách thức đo độ thành công của chúng ta " như thế nào?

    Câu 4: Nêu thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn trích trên.

    Gợi Ý Câu Trả Lời

    Câu 1:

    Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

    Câu 2:

    Theo đoạn trích, Ban nhạc Bít-tơn nhắc nhở chúng ta là tiền không thể mua được tình yêu (" money can't buy me love) và những điều tốt đẹp nhất trên đời lại không mất tiền mua ( "The best things in life are free")

    Câu 3:

    "Tiền cũng là một cách thức đo độ thành công của chúng ta"

    Câu nói trên giúp ta nhận ra, tiền mang ý nghĩa, có tầm quan trọng, giá trị, đánh dấu sự thành công của mỗi người. Nhìn vào số tiền họ có được ta có thể nhận biết, đánh giá được mức độ thành công của họ nhiều hay ít.

    Câu 4:

    Thông điệp ý nghĩa:

    - Đồng tiền thực sự có sức chi phối, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống rất nhiều.

    - Cuộc sống hạnh phúc là cuộc sống ta biết không ngừng cố gắng, nỗ lực và phấn đấu thực hiện ước mơ, mục tiêu đề ra.

    - Khi chúng ta muốn buông xuôi, từ bỏ công việc thì thứ khiến chúng ta ở lại, tiếp tục duy trì đó chính là vì tiền.

    - Tiền mua nhiều thứ, nhưng đôi khi tiền lại khiến nhiều người lao tâm tổn trí, đánh mất đi niềm vui, hạnh phúc giản đơn thường ngày.


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...