LÃO NÔNG VÀ CÁC CON Hãy lao động cần cù gắng sức, Ấy chân lưng sung túc nhất đời. Phú nông gần đất xa trời Họp riêng con lại ngỏ lời thiết tha Rằng: "Ruộng đất ông cha để lại Các con đừng khờ dại bán đi Kho vàng chôn dưới đất kia Cha không biết chỗ. Kiên trì gắng công Tìm khắc thấy, cuối cùng sẽ thắng Xốc ruộng lên tháng tám sau mùa Tay cày, tay cuốc, tay bừa, Xới qua xới lại chẳng chừa chỗ không". Bố chết. Các con cùng gắng gổ Lật tung đồng đây đó khắp nơi. Kỹ càng công việc xong xuôi, Cuối năm lúa tốt bời bời bội thu. Vàng với bạc giấu mô chẳng thấy, Rõ ràng ông bố ấy khôn ngoan: Trước khi từ giã trần gian, Lấy câu "lao động là vàng" dạy con . (La Phông - ten, Ngụ ngôn chọn lọc, Tú Mỡ dịch) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Văn bản "Lão nông và các con" thuộc thể loại nào mà em đã học? A. Thơ lục bát B. Truyện ngụ ngôn C. Thơ bảy chữ D. Thơ tự do Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ "Lão nông và các con" là gì? A. Thuyết minh B. Miêu tả C. Tự sự D. Biểu cảm Câu 3: Cách nói "lao động là vàng" sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa B. So sánh C. Nói quá D. Điệp ngữ Câu 4: Ý nào đúng khi nói về nghệ thuật của bài "Lão nông và các con"? A. Bài viết bằng văn vần dễ nhớ, dễ thuộc. B. Hình ảnh thơ gần gũi, bình dị. C. Yếu tố biểu cảm và tự sự đan xen. D. Thể thơ bác học, ngôn ngữ cô đọng. Câu 5: Chỉ ra trạng ngữ trong câu: "Cuối năm lúa tốt bời bời bội thu". A. Cuối năm B. Lúa tốt C. Bời bời D. Bội thu Câu 6: Câu tục ngữ nào nói đúng về bài học được gửi gắm trong bài "Lão nông và các con"? A. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. B. Thương người như thể thương thân . C. Thất bại là mẹ thành công . D. Trời nào có phụ ai đâu Hay làm thì giàu, có chí thì nên . Câu 7: Dòng nào không phải lời dặn dò trực tiếp của lão nông trong bài? A. Ruộng đất ông cha để lại Các con đừng khờ dại bán đi B. Trước khi từ giã trần gian, Lấy câu "lao động là vàng" dạy con . C. Kiên trì gắng công D. Tìm khắc thấy, cuối cùng sẽ thắng . Câu 8: Dòng nào đúng và đầy đủ nhất khi nói về đặc điểm của nhân vật lão nông trong bài? A. Khôn ngoan, gian xảo. B. Yêu con, khôn ngoan. C. Thông minh, nhanh nhẹn. D. Lam lũ, hi sinh. Câu 9: Phân tích tác dụng của phép nói giảm nói tránh được sử dụng trong những câu cuối bài: Rõ ràng ông bố ấy khôn ngoan: Trước khi từ giã trần gian, Lấy câu "lao động là vàng" dạy con. Câu 10: Viết đoạn văn khoảng 6 - 8 câu nêu bài học mà em rút ra sau khi đọc văn bản "Lão nông và các con". Gợi ý trả lời: Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: C Câu 4: A Câu 5: A Câu 6: D Câu 7: B Câu 8: B Câu 9: Phân tích tác dụng của phép nói giảm nói tránh được sử dụng trong những câu cuối bài: Rõ ràng ông bố ấy khôn ngoan: Trước khi từ giã trần gian, Lấy câu "lao động là vàng" dạy con. * Nói giảm nói tránh: Từ giã trần gian – chết * Tác dụng + Tránh cảm giác đau buồn nặng nề + Gợi tình cảm đối với lão nông: Yêu thương, quý trọng Câu 10: Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu nêu bài học mà em rút ra sau khi đọc văn bản "Lão nông và các con". Ví dụ - Cần cù, chăm chỉ, kiên trì - Lao động là vàng Có lí giải hợp lí Gợi ý: Bài học rút ra khi đọc văn bản "Lão nông và các con" là sự quan tâm đến những người có công lao xây dựng đất nước, chăm sóc cây trồng và vật nuôi. Truyện kể về một lão nông đã dành cả đời để làm ruộng, nuôi vật nuôi với tình yêu thương và sự kiên trì. Tuy nhiên, khi già đi và yếu sức hơn, lão nông đã không nhận được sự giúp đỡ của các con trai mình, đó là một sự thất vọng và đau khổ. Từ câu chuyện này, ta được học được tinh thần trách nhiệm, tình cảm và sự tôn trọng đối với những người lớn tuổi và người lao động chăm chỉ. Chúng ta cần biết ơn những người đã làm việc hết mình để đem lại cuộc sống thoải mái hơn cho con cháu của họ. Chúng ta cần tôn vinh những người có công bằng và đáng kính trên xã hội. Một bài học khác trong câu chuyện là tâm trạng của lão nông khi bị bỏ rơi. Đó là một cảm giác cô đơn và bi ai. Chúng ta hãy nhận ra và giúp đỡ những người cảm thấy bị bỏ rơi, tổn thương. Cuối cùng, chúng ta cũng cần cảm phục và học tập tinh thần kiên trì và không bỏ cuộc của lão nông trong công việc của mình, để chúng ta có thể trở thành những người thành công như ông ta đã làm được trong suốt đời sống của mình.