Đọc hiểu văn bản là một trong số những kĩ năng quan trọng cần được rèn luyện thường xuyên của người học sinh. Để đọc hiểu được văn bản, không chỉ là văn bản được hướng dẫn dưới sự định hướng của giáo viên mà còn là văn bản ngoài sách giáo khoa, người học phải vận dụng tất cả các kiến thức của ba phân môn: Văn học, tiếng Việt, làm văn trên nhiều phương diện như: Thể loại văn học, thể thơ, các yếu tố thuộc về hình thức, nội dung văn bản; phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, phép liên kết, biện pháp tu từ.. Sau đây là một số bài đọc hiểu về bài thơ Không có gì tự đến đâu Con của tác giả Nguyễn Đăng Tấn nhằm luyện tập kĩ năng đọc hiểu cho các bạn học sinh: Đọc hiểu: Không có gì tự đến đâu Con - Nguyễn Đăng Tấn - ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1 Đọc văn bản sau: Không có gì tự đến đâu Con.. Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa. Mùa bội thu phải một nắng hai sương, Không có gì tự đến dẫu bình thường. Phải bằng cả bàn tay và nghị lực! Như con chim suốt ngày chọn hạt, Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ. Dẫu bây giờ Cha Mẹ đôi khi, Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi. Có roi vọt khi con hư và có lỗi Thương yêu Con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều! Đường Con đi dài rộng biết bao nhiêu.. Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng, Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng, Chỉ có Con mới nâng nổi chính mình.. (Không có gì tự đến đâu Con – Nguyễn Đăng Tấn) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Như con chim suốt ngày chọn hạt, Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ. Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung những dòng thơ sau: Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa. Mùa bội thu phải một nắng hai sương. Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về lời khuyên của cha mẹ được thể hiện trong bài thơ? Câu 5. Từ nội dung hai câu thơ "Không có gì tự đến dẫu bình thường - Phải bằng cả bàn tay và nghị lực", hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của nghị lực trong cuộc sống. Định hướng đọc hiểu Câu 1. Thể thơ: Tự do. Câu 2. Trong hai câu thơ: Như con chim suốt ngày chọn hạt, Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ. Sử dụng biện pháp tu từ: - So sánh: Như con chim.. Tác dụng: Nhấn mạnh sự cần mẫn, tỉ mỉ, kiên trì của con chim trong việc chọn hạt; từ đó cha mẹ muốn khuyên con trong cuộc sống, con người cũng phải có sự kiên trì, tỉ mỉ, cần mẫn như vậy mới có được thành quả. Phép tu từ so sánh còn giúp cho câu thơ tăng tính gợi hình, biểu cảm. - Nhân hóa: Năm tháng – bao dung, khắc nghiệt Tác dụng: Nhấn mạnh giá trị của thời gian, thời gian khắc nghiệt, trôi qua rất nhanh, nhưng chính thời gian cũng tạo nên giá trị, những điều kì diệu của cuộc sống. Phép nhân hóa khiến câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, truyền cảm. Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung những dòng thơ sau: Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa. Mùa bội thu phải một nắng hai sương. Ba dòng thơ trên trước hết cho ta hiểu: Muốn có được trái ngọt, hoa thơm, mùa màng bội thu phải trải qua quá trình tích lũy, trải qua những khắc nghiệt của cuộc đời, trải qua những tháng ngày vất vả, cực nhọc chăm sóc, vun trồng.. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh: Sự cần mẫn kiên trì, quyết tâm vượt gian khổ sẽ mang đến những thành quả tốt đẹp. Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về lời khuyên của cha mẹ được thể hiện trong bài thơ? - Lời khuyên của cha mẹ: Cha mẹ khuyên con hãy rèn luyện đức tính kiên trì, mạnh mẽ, quyết tâm, nghị lực.. trong hành trình trưởng thành của mình. Những đức tính đó sẽ mang đến cho con thành quả và cuộc sống tốt đẹp. Chính con sẽ là người tạo nên thành quả chứ thành quả không tự đến với con. - Đó là lời khuyên, lời nhắn nhủ chân thành, đúng đắn, định hướng cho con nhứng phẩm chất làm người đẹp đẽ; qua đó, cho ta thấy được tình yêu thương, sư quan tâm của cha mẹ đối với con cái. Câu 5. Đoạn văn 200 chữ: Vai trò của nghị lực trong cuộc sống. Không có gì tự đến dẫu bình thường. Phải bằng cả bàn tay và nghị lực! Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK và like bài để đọc nội dung ẩn nhé! Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Nghị lực giống như những nấc thang, đưa ta đến gần hơn với đỉnh cao của thành công. Không có nghị lực, thầy Kí sao có thể viết được bằng chân và trở thành thầy giáo? Không có nghị lực, Bác có dám tay không sang Pháp tìm đường cứu nước? Không có nghị lực, anh Nguyễn Công Hùng khuyết tật bốn chi vẫn trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin? Nghị lực sống làm nên giá trị con người, khẳng định vị thế của con người. Người càng giàu nghị lực, càng có được cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa và được xã hội ghi nhận. Người không có nghị lực, sẽ rất khó có được thành quả lớn lao. Vì vậy, dù trong nghịch cảnh, con người có thể đánh mất tất cả, nhưng còn nghị lực thì còn tất cả. Xem tiếp bên dưới: Đề ôn tập số 2
Đọc hiểu: Không có gì tự đến đâu Con - Nguyễn Đăng Tấn - ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2 Đọc văn bản sau: Không có gì tự đến đâu Con.. Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa. Mùa bội thu phải một nắng hai sương, Không có gì tự đến dẫu bình thường. Phải bằng cả bàn tay và nghị lực! Như con chim suốt ngày chọn hạt, Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ. Dẫu bây giờ Cha Mẹ đôi khi, Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi. Có roi vọt khi con hư và có lỗi Thương yêu Con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều! Đường Con đi dài rộng biết bao nhiêu.. Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng, Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng, Chỉ có Con mới nâng nổi chính mình.. (Không có gì tự đến đâu Con – Nguyễn Đăng Tấn) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ: Không có gì tự đến dẫu bình thường. Phải bằng cả bàn tay và nghị lực! Câu 3. Theo anh/chị, mục đích của cha mẹ khi cho con "roi vọt khi con hư và có lỗi" là gì? Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của cha mẹ dành cho con trong bài thơ trên. Câu 5. Từ nội dung câu thơ "Mùa bội thu phải một nắng hai sương", hãy viết đoạn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự kiên trì vượt qua gian khổ. Định hướng làm bài Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: Biểu cảm. Câu 2. Hai câu thơ: Không có gì tự đến dẫu bình thường. Phải bằng cả bàn tay và nghị lực! Cho ta hiểu: Không có điều tốt đẹp dù bình thường nào lại tự nhiên đến với chúng ta; chúng ta chỉ có được khi bỏ ra công sức (bàn tay) và nghị lực. Từ đó, hai câu thơ nhấn mạnh vai trò của sức lực và nghị lực trong cuộc sống cong người. Câu 3. Theo em, mục đích của cha mẹ khi cho con "roi vọt khi con hư và có lỗi" là muong muốn con nhận thức được cái sai của bản thân, định hướng cho con những điều tốt đẹp để con hoàn thiện nhân cách. Câu 4. Nhận xét về tình cảm của cha mẹ dành cho con trong bài thơ trên. Bài thơ là lời khuyên chân thành, sâu sắc của cha mẹ đối với con cái về những bài học cần có, những phẩm chất cần có của con người để đạt được thành công trong cuộc sống và để cuộc đời thêm ý nghĩa. Qua đó, ta thấy được tình cảm yêu thương, sự quan tâm, lo lắng của cha mẹ đối với con. Câu 5. Đoạn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ: Ý nghĩa của sự kiên trì vượt qua gian khổ. Cuộc sống mà, có bao giờ toàn màu hồng đâu! Gai đâm tứa máu, đá buốt sắc nhọn trên đường đời ai chẳng từng trải nghiệm. Trước gian khổ điệp trùng ta cần trang bị cho mình những gì? Cần có thái độ gì? Hãy để sự kiên trì đồng hành cùng bạn trên những chặng đường chông gai ấy nhé! Vì sao vậy? Có kiên trì, tức có quyết tâm bền bỉ theo đuổi mục tiêu đến cùng, bạn mới có được những thành quả như mong đợi. Bởi kiên trì giúp bạn vững lòng với con đường mà mình đã chọn, không chán nản, thoái lui. Kiên trì giúp bạn có được động lực tình thần để vượt qua khó khăn trở ngại. Khó khăn là tất yếu của cuộc sống, trước khó khăn mà vội vàng khuất phục thì đời người chỉ chìm đắm trong thất bại mà thôi. Sự kiên trì sẽ từng bước, từng bước soi sáng cho ta, thôi thúc ta cần phải hành động như thế nào để đi xuyên qua thử thách. Nhờ có lòng kiên trì mà Ê-đi-xơn mới tìm ra chất làm dây tóc bóng đèn sau hàng ngàn lần thí nghiệm thất bại. Nhờ kiên trì mà thầy Kí mới viết được chữ bằng chân và trở thành nhà giáo ưu tú. Nhờ kiên trì mà anh Nguyễn Sơn Lâm bị ảnh hưởng chất độc da cam vẫn thi đỗ hai trường đại học và chinh phục đỉnh Phan- xi- păng bằng nạng gỗ. Bác Hồ cũng từng viết: "Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền – Đào núi và lấp biển – Quyết chí ắt làm nên." Nếu đam mê là con đường dẫn đến thành công, thì sự kiên trì chính là chiếc xe đưa bạn đến đó. Vậy nên, hãy luôn giữ cho mình cái quyết tâm theo đuổi đến cùng ấy nhé!
ĐỀ ÔN TẬP SỐ 3 (Các câu hỏi trong đề ôn tập số 3 dẫn trong đề thi tuyển sinh THPT tỉnh Bắc Cạn năm 2020; phần định hướng làm bài chỉ mang tính chất tham khảo, không phải đáp án chính thức). Đọc đoạn thơ sau: Không có gì tự đến đâu con Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa Mùa bội thu trải một nắng hai sương. Không có gì tự đến, dẫu bình thường Phải bằng cả đôi tay và nghị lực. Như con chim suốt ngày chọn hạt Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ. (Trích Không có gì tự đến đâu con - Nguyễn Đăng Tấn) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 . Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2 . Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 3. Em hiểu như thế nào về câu thơ: Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa? Câu 4 . Em có cảm nhận gì về nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua đoạn thơ? Câu 5. Từ nội dung đoạn thơ phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về nghị lực của con người trong cuộc sống. Định hướng trả lời Câu 1 . Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Phương thức biểu cảm. Câu 2 . - Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ: Như con chim suốt ngày chọn hạt - Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: + Nhấn mạnh sự cần mẫn, tỉ mỉ, kiên trì của con chim trong việc chọn hạt; từ đó cha mẹ muốn khuyên con trong cuộc sống, con người cũng phải có sự kiên trì, tỉ mỉ, cần mẫn như vậy mới có được thành quả. + Phép tu từ so sánh còn giúp cho câu thơ tăng tính gợi hình, biểu cảm. Câu 3. C âu thơ: Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Có thể hiểu: Quả không tự dưng ngọt ngào trong một sớm một chiều mà phải qua quá trình tích lũy nhựa cây bền bỉ theo năm tháng. Từ đó, câu thơ muốn nói đến vai trò, ý nghĩa của sự kiên trì, bền bỉ tạo dựng và tích lũy những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống con người. Câu 4 . Đoạn thơ thể hiện nỗi lòng thầm kín của cha mẹ: Qua lời khuyên, lời răn dạy con một cách nhẹ nhàng, sâu sắc, đoạn thơ bộc bạch ước mong cháy bỏng của cha mẹ về sự trưởng thành của con. Ha mẹ mong con biết sống, biết nghĩ, biết rèn luyện những phẩm chất tốt: Kiên trì, bền bỉ, quyết tâm, nghị lực.. Qua đó ta nhận thấy được tình yêu thương, sự quan tâm vô bờ của cha mẹ với con cái. Câu 5. Đoạn văn 200 chữ: Nghị lực của con người trong cuộc sống. Cuộc sống phủ đầy gai, và không có phương thuốc nào tốt hơn ngoài đi thật nhanh qua chúng bằng một nghị lực phi thường. Nghị lực là sức mạnh tinh thần, sự thôi thúc tự bên trong tác động đến suy nghĩ, hành động của chúng ta, khiến chúng ta không bỏ cuộc trước chông gai, thử thách. Người có nghị lực luôn bền bỉ theo đuổi mục tiêu, sống lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp. Nghị lực sống có vai trò quan trọng. Nó quyết định thành, bại của con người; quyết định ta là ai, ta sẽ làm được gì trong cuộc đời này; quyết định con đường đến với ước mơ, khát vọng sẽ là hiện thực hay chỉ là mơ ước xa vời; quyết định bản thân sẽ được mọi người kính nể hay coi thường.. Có nghị lực sẽ có được những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nhờ nghị lực mà Nick Vujicic, Bill Gate, Jack ma.. mới trở thành những người kiệt xuất. Nhờ nghị lực sống mà bao người khuyết tật mới sống vui, sống có ích cho đời.. Nếu không có nghị lực, ta sẽ bị nghịch cảnh, thử thách nhấn chìm trong tuyệt vọng. Nghị lực là sức mạnh tinh thần mạnh mẻ để chúng ta đương đầu với sóng gió cuộc đời, vì thế, chúng ta mỗi ngày hãy kiên trì, bền bỉ với mục tiêu, ước mơ của mình bằng những thần chú ám thị: Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền – Đào núi và lấp biển – Quyết chí ắt làm nên!