Đọc hiểu: Khi chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình - Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 30 Tháng tám 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    1,908
    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Khi chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, cả thế giới xung quanh chỉ còn là những cái bóng.. Và khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm lấy một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạm vào những chiếc bóng mà thôi.

    Nhưng nếu mỗi ngày, chúng ta chịu quan tâm và lắng nghe, thì chúng ta sẽ nhìn thấy được câu chuyện đời của mỗi người, ít nhất là những người thân thiết quanh ta, ta sẽ nhận ra mỗi người đều có một thân phận, những nỗi đau, những thất bại và sai lầm, những ước mộng không thành.. Nhờ đó, những người quanh ta trở nên có thực, là những con người hiện hữu chứ không chỉ là những cái bóng. Và ta sẽ thấy mình không hề đơn độc trên thế giới này. Cũng như sự yêu thương là có thật.

    Khi mà nỗi cô đơn luôn rình rập chúng ta mỗi ngày, thì biết đâu trong một khoảnh khắc đầy may rủi của định mệnh, cái cảm giác không đơn độc ấy lại có thể cứu lấy cả một đời người!

    (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2016)

    Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

    Câu 2. Xác định phép liên kết trong hai câu sau: "Nhờ đó, những người quanh ta trở nên có thực, là những con người hiện hữu chứ không chỉ là những cái bóng. Và ta sẽ thấy mình không hề đơn độc trên thế giới này".

    Câu 3. Theo đoạn trích, khi chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, điều gì sẽ xáy ra và vì sao "khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạm vào những chiếc bóng mà thôi"?

    Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm: "Khi mà nỗi cô đơn luôn rình rập chúng ta mỗi ngày, thì biết đâu trong một khoảnh khắc đầy may rủi của định mệnh, cái cảm giác không đơn độc ấy lại có thể cứu lấy cả một đời người"? Vì sao?

    GỢI Ý:

    Câu 1:

    Phong cách ngôn ngữ: Chính luận

    Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

    Câu 2:

    Giữa hai câu: "Nhờ đó, những người quanh ta trở nên có thực, là những con người hiện hữu chứ không chỉ là những cái bóng. Và ta sẽ thấy mình không hề đơn độc trên thế giới này" :

    Được liên kết với nhau bởi các phép liên kết:

    - Phép nối từ ngữ; từ để nối câu trước với câu sau là từ "Và".

    - Phép lặp từ ngữ; từ lặp lại trong cả hai câu: "Ta"

    Câu 3:

    - Theo đoạn trích, khi chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, cả thế giới xung quanh chỉ còn là những cái bóng.

    - Khi chúng ta cảm thấy cô đơn, chúng ta muốn tìm một ai đó để bấu víu, thì chỉ chạm vào những chiếc bóng mà thôi vì trong cảm nhận của ta khi ta chỉ nghĩ đến mình, mọi người đều không tồn tại, họ chỉ là những chiếc bóng.

    Câu 4:

    Em có đồng tình với quan điểm: "Khi mà nỗi cô đơn luôn rình rập chúng ta mỗi ngày, thì biết đâu trong một khoảnh khắc đầy may rủi của định mệnh, cái cảm giác không đơn độc ấy lại có thể cứu lấy cả một đời người"? Vì sao?

    Có đồng tình.

    Vì:

    + Chúng ta cảm thấy mình được yêu thương, mình có sự gắn kết với thế giới này.

    + Khi chia sẻ, mình có thể cảm nhận được cuộc sống có những người khó khăn và vất vả hơn mình nhiều, mình có thể vẫn là một con người rất may mắn. Mình cần cố gắng và nỗ lực cho cuộc sống nhiều hơn nữa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25 Tháng tư 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...