Đọc hiểu bài thơ: Hương thầm - Phan Thị Thanh Nhàn ĐỀ 1 Đọc bài thơ sau, thực hiện các yêu cầu: Cửa sổ hai nhà cuối phố Không hiểu vì sao không khép bao giờ. Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa. Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay, Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm, Bên ấy có người ngày mai ra trận Họ ngồi im không biết nói năng chi Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi, Nào ai đã một lần dám nói? Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối Anh không dám xin, Cô gái chẳng dám trao Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao Không dấu được cứ bay dịu nhẹ. Cô gái như chùm hoa lặng lẽ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu. (Anh vô tình anh chẳng biết điều Tôi đã đến với anh rồi đấy...) Rồi theo từng hơi thở của anh Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực Anh lên đường Hương thơm sẽ theo đi khắp Họ chia tay Vẫn chẳng nói điều gì Mà hương thầm thơm mãi bước người đi. Bài thơ này đoạt giải nhì cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969. Bài thơ đã được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Nguồn: Trường Sơn - đường khát vọng, NXB Chính trị quốc gia, 2009 Chọn 1 đáp án đúng: Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Tự do B. Sáu chữ C. Bảy chữ D. Tám chữ Câu 2. Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự, biểu cảm B. Tự sự, miêu tả C. Tự sự, biểu cảm, miêu tả D. Biểu cảm, miêu tả, nghị luận Câu 3. Sự việc được kể trong bài thơ là sự việc gì? A. Cô gái sang nhà chia tay chàng trai trước khi chàng trai ra mặt trận B. Cô gái sang nhà chia tay chàng trai trước khi cô gái ra mặt trận C. Chàng trai hẹn hò, tình tự cùng cô gái dưới gốc bưởi D. Chàng trai hẹn gặp cô gái trước khi lên đường chiến đấu. Câu 4. Cô gái nhờ [..] nói hộ tình yêu. Từ trong [..] là: A. Chùm hoa B. Hương thơm C. Chiếc khăn tay D. Lá thư Câu 5. Tâm trạng của chàng trai và cô gái trong bài thơ được miêu tả như thế nào? A. Vui mừng, hạnh phúc B. Buồn rầu, bịn rịn C. Nhớ nhung, mong gặp D. Ngập ngừng, bối rối Câu 6. Người con gái trong bài thơ là người như thế nào? A. Người thiếu nữ chủ động trong tình yêu, chủ động tìm đến nhà người yêu để chia tay B. Người thiếu nữ dịu dàng, kín đáo, tế nhị C. Người thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp D. Người thiếu nữ có khát vọng tình yêu mãnh liệt. Câu 7. Vẻ đẹp tình yêu của chàng trai, cô gái trong bài thơ là: A. Tình yêu đắm say, mãnh liệt, vượt qua những cách trở không gian B. Tình yêu đắm say, mãnh liệt, vượt qua nghịch cảnh chiến tranh C. Tình yêu kín đáo, âm thầm nhưng không kém phần nồng nàn, lãng mạn D. Tình yêu thủy chung, son sắt, luôn hướng về nhau bằng niềm tin bất diệt. Trả lời câu hỏi: Câu 8. Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật chêm xen trong những câu thơ sau: Cô gái như chùm hoa lặng lẽ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu. (Anh vô tình anh chẳng biết điều Tôi đã đến với anh rồi đấy) Câu 9. Có người cho rằng, bài thơ thể hiện tình yêu đôi lứa hòa quyện với tình yêu đất nước. Em có đồng tình với nhận xét đó không? Câu 10. Đọc hai khổ thơ sau: "Rồi theo từng hơi thở của anh Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực Anh lên đường Hương thơm sẽ theo đi khắp". Và: "Dù đi đâu dù xa cách bao lâu Dù gió mây kia đổi hướng thay mầu Dù trái tim em không trao anh nữa Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau". Em hãy viết 5 - 7 dòng về một điểm tương đồng mà em nhận thấy trong nội dung (hoặc nghệ thuật) của hai khổ thơ trên. Gợi ý đọc hiểu Câu 1. A. Tự do Câu 2. C. Tự sự, biểu cảm, miêu tả Câu 3. A. Cô gái sang nhà chia tay chàng trai trước khi chàng trai ra mặt trận Câu 4. B. Hương thơm Câu 5. D. Ngập ngừng, bối rối Câu 6. B. Người thiếu nữ dịu dàng, kín đáo, tế nhị Câu 7. C. Tình yêu kín đáo, âm thầm nhưng không kém phần nồng nàn, lãng mạn. Câu 8. Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng kí miễn phí tại đây để đọc tiếp nha: LINK Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Xem tiếp bên dưới: Đề 2
Đọc hiểu bài thơ: Hương thầm - Phan Thị Thanh Nhàn ĐỀ 2 Đọc bài thơ trên, trả lời câu hỏi: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. Câu 2. Theo em, tín hiệu phi ngôn ngữ thay cho lời nói biểu lộ tình yêu trong bài thơ trên là gì? Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu thơ: Cô gái như chùm hoa lặng lẽ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu Câu 4. Nêu cảm nhận về vẻ đẹp tình yêu của nhân vật "anh" và "em" trong bài thơ trên. Câu 5. Khái quát nội dung bài thơ "Hương thầm". Câu 6. Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ "Hương thầm". Gợi ý đọc hiểu Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: Biểu cảm Câu 2. Có nhiều tín hiệu phi ngôn ngữ thay cho lời nói biểu lộ tình yêu trong bài thơ trên như: Khung cửa sổ không khép bao giờ, ánh mắt chàng trai cô gái tìm nhau, đặc biệt là hình ảnh chiếc khăn tay và hương bưởi. Ngày xưa, chiếc khăn tay là tín hiệu của tình yêu thay cho ngôn ngữ. Người con gái có tình cảm với ai thì sẽ tặng khăn tay cho người đó. Trong bài thơ, khi cô gái giấu chùm hoa trong khăn tay định tặng cho chàng trai cho ta hiểu, dù không nói bằng lời nhưng cô gái đã thầm yêu mến chàng trai. Qua sự biểu đạt tinh tế của nhà thơ, cô gái còn nhờ hương thầm - hương hoa bưởi nói hộ tình yêu của mình. Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu thơ: Cô gái như chùm hoa lặng lẽ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu - Biện pháp nghệ thuật so sánh: Hình ảnh so sánh "cô gái", từ so sánh "như", hình ảnh được so sánh "chùm hoa lặng lẽ". - Tác dụng: Gợi lên vẻ đẹp mộc mạc, e ấp, thuần khiết cũng như sự kín đáo, tế nhị trong cách thể hiện tình yêu của cô gái; Khiến cho câu thơ trở nên giàu hình ảnh. Câu 4. Nêu cảm nhận về vẻ đẹp tình yêu của nhân vật "anh" và "em" trong bài thơ trên. Đó là tình yêu kín đáo, âm thầm nhưng không kém phần nồng nàn, lãng mạn, bền bỉ. Người con gái chủ động bày tỏ tình yêu bằng cách tặng hoa bưởi cho chàng trai trước khi chàng trai ra trận nhưng cách thức bày tỏ tình yêu của người con gái ấy vẫn rất tinh tế: "Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay". Dù chủ động, người con gái ấy vẫn "ngập ngừng" khi "sang nhà hàng xóm", và cuối cùng hoa chẳng thể tặng, lời chẳng thể trao. Hương hoa bưởi là cây cầu gắn kết hai tâm hồn, để rồi khi xa nhau, chàng trai mang theo hương bưởi khắp các nẻo đường hành quân, chiến đấu như luôn mang hình bóng em trong tim. Câu 5. Khái quát nội dung bài thơ "Hương thầm". Bài thơ diễn tả tâm trạng ngập ngừng, bối rối của chàng trai, cô gái trong buổi chia tay chàng trai ra mặt trận. Mối tình thầm lặng nhưng không kém phần lãng mạn, nồng nàn của người thiếu nữ với chàng trai hàng xóm là một biểu tượng đẹp của tình yêu nam nữ thời chiến tranh. Câu 6. Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ "Hương thầm" : - Thể thơ tự do; - Giọng thơ: Nhẹ nhàng, da diết, đậm chất lãng mạn - Ngôn từ: Vừa mộc mạc, tự nhiên, vừa tinh tế, giàu sức gợi, có khả năng biểu đạt tinh tế cảm xúc của nhân vật. - Hình ảnh thơ đẹp (hoa bưởi, hương bưởi) mang màu sắc thi vị, bay bổng cho bài thơ. Xem tiếp bên dưới: Đề 3
Đọc hiểu bài thơ: Hương thầm - Phan Thị Thanh Nhàn ĐỀ 3 Đọc bài thơ trên, trả lời câu hỏi: Câu 1. Những nhân vật được nhắc đến trong bài thơ trên là ai? Câu 2. Những dấu hiệu cho biết có một câu chuyện được kể trong bài thơ trên là gì? Câu 3. Trong bài thơ trên, tác giả đã dùng hình ảnh, sự vật nào để bộc lộ cảm xúc của các nhân vật trong câu chuyện tình yêu của họ? Câu 4. Tìm những từ ngữ bộc lộ cảm xúc của các nhân vật trong bài thơ. Câu 5. Xác định đề tài, chủ đề của bài thơ. Câu 6. Hai người chia tay, chàng trai ra mặt trận mà "Họ chia tay - Vẫn chẳng nói điều gì". Em có đồng tình với lựa chọn "im lặng" của cả hai không? Vì sao? Câu 7. Hãy viết về một nét đẹp của tình yêu lứa đôi mà em cảm nhận được từ câu chuyện của chàng trai, cô gái trong bài thơ trên. Gợi ý đọc hiểu Câu 1. Những nhân vật được nhắc đến trong bài thơ trên là chàng trai và cô gái. Câu 2. Những dấu hiệu cho biết có một câu chuyện được kể trong bài thơ trên: - Có người kể chuyện ngôi thứ 3 (giấu mình) ; - Có các nhân vật: Chàng trai, cô gái; - Có dấu hiệu mở đầu, diễn biến, kết thúc của một câu chuyện hoàn chỉnh. Câu 3. Trong bài thơ trên, tác giả đã dùng hình ảnh, sự vật hoa bưởi với mùi hương nồng nàn để bộc lộ cảm xúc của các nhân vật trong câu chuyện tình yêu của họ. Hình ảnh hoa bưởi, mùi hương bưởi gắn kết tình yêu của cả hai, trở thành "nhân chứng" trong câu chuyện tình yêu của họ, thành sự vật xuất hiện xuyên suốt bài thơ. Câu 4. Những từ ngữ bộc lộ cảm xúc của các nhân vật trong bài thơ: ngập ngừng, ngồi im, không biết nói năng, bối rối, không dám xin, chẳng dám trao, lặng lẽ.. Câu 5. - Đề tài: Tình yêu; - Chủ đề của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa: Thầm lặng, lắng sâu mà nồn nàn, lãng mạn. Câu 6. Hai người chia tay, chàng trai ra mặt trận mà "Họ chia tay - Vẫn chẳng nói điều gì". - (Nếu) đồng tình với lựa chọn "im lặng" của cả hai. Lí giải: Chiến tranh vốn khốc liệt, nếu chọn cách thổ lộ tình yêu của mình, lỡ một trong hai người không còn sống, sẽ khiến người còn lại vô cùng đau lòng. Nên im lặng để không ràng buộc nhau cũng là một cách lựa chọn của không ít chàng trai, cô gái thời chiến. - (Nếu) không đồng tình với lựa chọn "im lặng" của cả hai. Lí giải: Ngày mai không biết sẽ ra sao, nhất là trong thời chiễn tranh bom rơi đạn lạc, vì vậy, con người cần sống thật với chính mình, cần bộc lộ tình yêu, tận hưởng cảm xúc yêu đương mãnh liệt dù ngày mai có xa cách. Cần phải biết trân trọng khoảnh khắc bên nhau, nếu không bộc lộ tình yêu, có thể cả hai sẽ bỏ lỡ cơ hội được ở bên nhau.. Câu 7. Về một nét đẹp của tình yêu lứa đôi từ câu chuyện của chàng trai, cô gái trong bài thơ trên: Vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa trong bài thơ trên khiến người đọc ấn tượng chính là cách bộc lộ tình yêu đầy e ấp, nữ tính của cô gái. Dù ngày mai chàng trai ra mặt trận, dù "tình trong như đã" nhưng cô gái không vội vàng, cuống quýt bộc lộ nỗi niềm. Sự e ấp ấy làm nên nét đẹp đầy nữ tính của cô gái cũng như vẻ đẹp lãng mạn, nồng nàn trong tình yêu cô gái dành cho chàng trai.