Đọc hiểu: Hương cuội - Nguyễn Tuân, trắc nghiệm kết hợp tự luận

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 22 Tháng tám 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024

    Đọc đoạn trích sau:

    Cụ Kép là người thích uống rượu ngâm thơ và chơi hoa lan. Cụ đã tới cái tuổi được hoàn toàn nhàn rỗi để dưỡng lấy tính tình. Vì bây giờ trong nhà cụ cũng đã thừa bát ăn. Xưa kia, cụ cũng muốn có một vườn cảnh để sớm chiều ra đấy tự tình. Nhưng nghĩ rằng mình chỉ là một anh nhà nho sống vào giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng làm lạc mất cả quan niệm cũ, làm tiêu hao mất bao nhiêu giá trị tinh thần; nhưng nghĩ mình chỉ là một kẻ chọn nhầm thế kỷ với hai bàn tay không có lợi khí mới, thì riêng lo cho thân thế, lo cho sự mất còn của mình cũng chưa xong, nói chi đến chuyện chơi hoa. Cụ Kép thường nói với lớp bạn cũ rằng có một vườn hoa là một việc dễ dàng, nhưng đủ thời giờ mà săn sóc đến hoa mới là việc khó. Cụ muốn nói rằng người chơi hoa nhiều khi phải lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng. Như thế mới phải đạo, cái đạo của người tài tử. Chứ còn cứ gây được lên một khoảnh vườn, khuân hoa cỏ các nơi về mà trồng, phó mặc chúng ở giữa trời, đày chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay thì chơi hoa làm gì cho thêm tội.

    Đến hồi gần đây, biết đã đủ tư cách chơi cây cảnh, cụ Kép mới gây lấy một vườn lan nho nhỏ. Giống lan gì cũng có một chậu: Tiểu kiều, Đại kiều, Nhất điểm, Loạn điểm, Yên tử v. V.. Chỉ trừ có giống lan Bạch ngọc là không thấy trồng ở vườn. Không phải vì lan Bạch ngọc đắt giá mỗi giò mười đồng bạc, mà cụ Kép không trồng giống hoa này..

    (Trích Hương cuội, TheoVang bóng một thời, Nguyễn Tuân, NXB Hội nhà văn, 2018)​

    [​IMG]

    Chọn 1 đáp án đúng:

    Câu 1.
    Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là:

    A. Miêu tả

    B. Biểu cảm

    C. Nghị luận

    D. Tự sự

    Câu 2. Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ mấy?

    A. Ngôi thứ nhất

    B. Ngôi thứ hai

    C. Ngôi thứ ba

    D. Ngôi thứ nhất và thứ ba

    Câu 3. Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?

    A. Sinh hoạt

    B. Nghệ thuật

    C. Báo chí

    D. Chính luận

    Câu 4. Đoạn trích viết về thú vui nào của cụ Kép?

    A. Uống rượu

    B. Ngâm thơ

    C. Chơi hoa

    D. Chơi chữ

    Câu 5. Cụ Kẹp nghĩ rằng mình không phù hợp để chơi hoa vì lí do nào sau đây?

    A. Cụ đã tới cái tuổi được hoàn toàn nhàn rỗi để dưỡng lấy tính tình.

    B. Nghĩ rằng mình chỉ là một anh nhà nho sống vào giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng, chỉ là một kẻ chọn nhầm thế kỷ với hai bàn tay không có lợi khí mới, thì riêng lo cho thân thế, lo cho sự mất còn của mình cũng chưa xong

    C. Đủ thời giờ mà săn sóc đến hoa mới là việc khó

    D. Gây được lên một khoảnh vườn, khuân hoa cỏ các nơi về mà trồng, phó mặc chúng ở giữa trời, đày chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay thì chơi hoa làm gì cho thêm tội.

    Câu 6. Cụ Kép đối xử với hoa bằng tình cảm, thái độ như thế nào?

    A. Trân trọng, nâng niu, lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ

    B. Phó mặc, thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay

    C. Đắm đuối, mê mẩn đến quên ăn, quên ngủ, không quan tâm đến điều gì khác ngoài hoa

    D. Bình thường, không yêu, không ghét.

    Câu 7. Với tính cách của cụ Kép, theo em vì sao cụ không trồng lan Bạch ngọc?

    A. Vì lan Bạch ngọc đắt giá mỗi giò mười đồng bạc

    B. Vì lan Bạch ngọc màu trắng, cụ không thích màu trắng

    C. Vì lan Bạch ngọc không đẹp, cụ chỉ thích trồng những giống lan đẹp nổi bật

    D. Vì lan Bạch ngọc khó chăm và nhẹ nhàng, yểu điệu phù hợp với phụ nữ.

    Câu 8. Thú vui của cụ Kép trong đoạn trích trên là thú vui như thế nào?

    A. Thanh cao, tao nhã

    B. U mê, vô bổ

    C. Nhàm chán, giết thời gian

    D. Độc đáo, khác người

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 9.
    Theo em, vì sao truyện Hương cuội lại được đặt trong tập truyện Vang bóng một thời ?

    Câu 10. Phân tích tác dụng của 1 biện pháp nghệ thuật nổi bật trong câu văn sau:

    Chứ còn cứ gây được lên một khoảnh vườn, khuân hoa cỏ các nơi về mà trồng, phó mặc chúng ở giữa trời, đày chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay thì chơi hoa làm gì cho thêm tội.

    Câu 11. Hãy nêu 2 phương diện thể hiện phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong đoạn trích trên.

    Câu 12. Con người có nhiều thú vui, theo em, nên theo đuổi những thú vui như thế nào?

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. D. Tự sự

    Câu 2. C. Ngôi thứ ba

    Câu 3. B. Nghệ thuật

    Câu 4. C. Chơi hoa

    Câu 5. B. Nghĩ rằng mình chỉ là một anh nhà nho sống vào giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng, chỉ là một kẻ chọn nhầm thế kỷ với hai bàn tay không có lợi khí mới, thì riêng lo cho thân thế, lo cho sự mất còn của mình cũng chưa xong

    Câu 6. A. Trân trọng, nâng niu, lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ

    Câu 7. D. Vì lan Bạch ngọc khó chăm và nhẹ nhàng, yểu điệu phù hợp với phụ nữ.

    Câu 8. A. Thanh cao, tao nhã

    Câu 9. Truyện Hương cuội được đặt trong tập truyện Vang bóng một thời vì những nét tương đồng sau:

    - Truyện Hương cuội có xu xướng hoài cổ như các truyện khác trong tập truyện.

    - Nhân vật cụ Kép trong Hương cuội cũng là kiểu nhà nho thất thế, phẫn uất với thời buổi đương thời, tìm giữ vẻ đẹp xưa trong thú chơi hoa, một thú vui thanh cao - có nét tương đồng với thú vui của các nhân vật khác trong tập truyện.

    Câu 10.

    Chứ còn cứ gây được lên một khoảnh vườn, khuân hoa cỏ các nơi về mà trồng, phó mặc chúng ở giữa trời, đày chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay thì chơi hoa làm gì cho thêm tội.

    - Biện pháp nghệ thuật điệp ngữ: chúng, không ; đi cùng điệp ngữ này là các từ ngữ chỉ thái độ của con người với cây: Phó mặc, đày, (không) biết, (không) hay

    - Tác dụng:

    + Nhấn mạnh thái độ thờ ơ, dửng dưng với hoa của một số người chơi hoa mà không biết trân trọng, không yêu hoa; Thể hiện thái độ xót xa, không đồng tình của cụ Kép với cách ứng xử đó.

    + Tạo nhịp điệu cho lời văn.

    Câu 11. Hai phương diện thể hiện phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong đoạn trích trên:

    Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng kí miễn phí tại đây để đọc tiếp nội dung ẩn nha: LINK

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Câu 12. Nên theo đuổi những thú vui lành mạnh, tốt đẹp, những thú vui góp phần nuôi dưỡng tinh thần con người, hướng con người đến những điều đẹp đẽ.

    Xem thêm bên dưới: ĐỀ 2
     
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng tư 2023
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    ĐỀ 2

    Đọc đoạn trích sau:

    Cụ Kép là người thích uống rượu ngâm thơ và chơi hoa lan. Cụ đã tới cái tuổi được hoàn toàn nhàn rỗi để dưỡng lấy tính tình. Vì bây giờ trong nhà cụ cũng đã thừa bát ăn. Xưa kia, cụ cũng muốn có một vườn cảnh để sớm chiều ra đấy tự tình. Nhưng nghĩ rằng mình chỉ là một anh nhà nho sống vào giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng làm lạc mất cả quan niệm cũ, làm tiêu hao mất bao nhiêu giá trị tinh thần; nhưng nghĩ mình chỉ là một kẻ chọn nhầm thế kỷ với hai bàn tay không có lợi khí mới, thì riêng lo cho thân thế, lo cho sự mất còn của mình cũng chưa xong, nói chi đến chuyện chơi hoa. Cụ Kép thường nói với lớp bạn cũ rằng có một vườn hoa là một việc dễ dàng, những đủ thời giờ mà săn sóc đến hoa mới là việc khó. Cụ muốn nói rằng người chơi hoa nhiều khi phải lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng. Như thế mới phải đạo, cái đạo của người tài tử. Chứ còn cứ gây được lên một khoảnh vườn, khuân hoa cỏ các nơi về mà trồng, phó mặc chúng ở giữa trời, đày chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay thì chơi hoa làm gì cho thêm tội.

    Đến hồi gần đây, biết đã đủ tư cách chơi cây cảnh, cụ Kép mới gây lấy một vườn lan nho nhỏ. Giống lan gì cũng có một chậu. Tiểu kiều, Đại kiều, Nhất điểm, Loạn điểm, Yên tử v. V.. Chỉ trừ có giống lan Bạch ngọc là không thấy trồng ở vườn. Không phải vì lan Bạch ngọc đắt giá mỗi giò mười đồng bạc, mà cụ Kép không trồng giống hoa này. Trong một buổi uống trà đêm, cụ Kép nói với một người bạn đến hỏi cụ về cách thức trồng cây vườn hoa:

    - Tôi tự biết không chăm được lan Bạch ngọc. Công phu lắm, ông ạ. Gió mạnh là gẫy, nắng già một chút là héo, mưa nặng hột là nẫu cánh. Bạch ngọc thì đẹp lắm. Nhưng những giống nhẹ nhàng ấy thì yểu lắm. Chăm như chăm con mọn ấy. Chiều chuộng quá như con cầu tự. Lầm lỡ một chút là chúng đi ngay. Những vật quý ấy không ở lâu bền với người ta. Lan Bạch ngọc hay ưa hơi đàn bà. Trồng nó ở vườn các tiểu thư thì phải hơn.


    (Trích Hương cuội, TheoVang bóng một thời, Nguyễn Tuân, NXB Hội nhà văn, 2018)​

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Nhân vật chính trong đoạn trích là ai? Đoạn trích miêu tả thú vui gì của nhân vật?

    Câu 2. Theo cụ Kép, người chơi hoa phải đối đãi với hoa như thế nào?

    Câu 3. Qua lời chia sẻ của cụ Kép về lan Bạch Ngọc: Tôi tự biết không chăm được lan Bạch ngọc.. em hiểu cụ Kép là người như thế nào?

    Câu 4. Nhận xét về tình cảm, thái độ của Nguyễn Tuân đối với nhân vật cụ Kép.

    Gợi ý đọc hiểu:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Câu 1. Nhân vật chính trong đoạn trích là cụ Kép. Đoạn trích miêu tả thú chơi hoa lan của nhân vật.

    Câu 2. Theo cụ Kép, người chơi hoa phải đối đãi với hoa: người chơi hoa nhiều khi phải lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng.

    Câu 3. Qua lời chia sẻ của cụ Kép về lan Bạch Ngọc: Tôi tự biết không chăm được lan Bạch ngọc.. cho ta hiểu cụ Kép là người am hiểu tường tận đặc điểm, tính nết, cách chăm sóc từng loài hoa lan, là người trân trọng hoa, nên biết không chăm sóc được thì không mua về để làm tổn hại đến hoa.

    Câu 4. Nhận xét về tình cảm, thái độ của Nguyễn Tuân đối với nhân vật cụ Kép: Trân trọng, cảm phục, ngợi ca thú chơi tao nhã của nhân vật; lí tưởng hóa nhân vật lên hàng nghệ sĩ trong nghệ thuật chơi hoa.

    Xem tiếp bên dưới: ĐỀ 3
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng một 2023
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    ĐỀ 3

    Đọc đoạn trích sau, thực hiện yêu cầu bên dưới:

    Đêm giao thừa, bên cạnh nồi bánh chưng sôi sình sịch, bõ già đang chăm chú canh nồi kẹo mạch nha. Cụ Kép dặn bõ già phải cẩn thận xem lửa kẻo lơ đễnh một chút là khê mất nồi kẹo.

    Hai ông ấm, con trai cụ Kép, người lớn tuổi đứng đắn như thế, mà lại ngồi gần đấy, phất giấy vào những nan lồng. Thực là hai đứa trẻ con đang ngồi nghịch với lồng bàn giấy. Họ trịnh trọng ngồi dán hồ, vuốt giấy. Ông cụ Kép đứng kèm bên, mỗi lúc lại nhắc:

    - Này Cả, thầy tưởng miệng lồng bàn, con nên đan to hơn miệng chậu. Con chạy ra, lấy cái que đo lại lợi chậu xem. Nếu rộng thì hỏng hết. Đo lợi chậu Mặc lan thôi.

    Hai ông ấm, ngồi phất được đến mười cái lồng bàn giấy. Họ rất vui sướng vì họ tin đã làm toại được sở thích của cha già. Cụ Kép co ro chạy từ nồi mạch nha, qua đám lồng bàn giấy, đến cái rổ đá cuội đã ráo nước thì cụ ngồi xổm xuống, ngồi lựa lấy những viên đá thật trắng, thật tròn, để ra một mẹt riêng. Ông ấm cả, ông ấm hai lễ mễ bưng những chậu Mặc lan vào trong nhà. Cả ba ông con đều nhặt những hòn cuội xấu nhất, méo mó, xù xì trải xuống mặt đất những chậu lan gần nở. Mỗi lần có một người đụng mạnh vào rò lan đen, cụ Kép lại xuýt xoa như có người châm kim vào da thịt mình.

    Nồi kẹo đã nấu xong nhưng phải đợi đến gần cuối canh hai kẹo mới nguội.

    Bây giờ thêm được bõ già đỡ một tay nữa, cả ba ông con đều lấy những hòn cuội để riêng ban nãy ra mẹt, đem dúng đá cuội vào nồi kẹo, quấn kẹo bọc kín lấy đá, được viên nào liền đem đặt luôn vào lồng chậu hoa. Những viên đá bọc kẹo được đặt nhẹ nhàng lên trên lượt đá lót lên nền đất chậu hoa.

    Úp xong lồng bàn giấy lên mười chậu Mặc lan thì vừa cúng giao thừa.

    Ba ông con, khăn lượt áo thâm lạy trước bàn thờ đặt ngoài trời. Năm nay, trời giao thừa lành.

    Cả một buổi sớm, cụ Kép phải bận ở đình làng. Trước khi ra đình cụ đã dặn bõ già ở nhà phải sửa soạn cho đủ để đến quá trưa, cụ và vài cụ nữa đi việc đình làng về sẽ cùng uống rượu thưởng hoa.

    Bõ già đã bày ra giữa sân bốn cái đôn sứ Bát Tràng mầu xanh quan lục. Trước mặt mỗi đôn, bõ già đặt một án thư nhỏ, trên đó ngất nghểu hai chậu lan còn lù lù chiếc lồng bàn úp, và một hũ rượu da lươn lớn có nút lá chuối khô. Bõ già xếp đặt trông thạo lắm. Trong mấy năm nay, đầu mùa xuân nào bõ già cũng phải ít ra là một lần, bày biện bàn tiệc rượu Thạch lan hương như thế. Bõ già hôm nay lẩm bẩm phàn nàn với ông ấm hai:

    - Năm nay cụ nhà uống rượu sớm quá và lại uống ban ngày. Mọi năm, cứ đúng rằm tháng giêng mới uống. Vả lại uống vào chiều tối. Đốt đèn lồng, treo ở ngoài vườn, trông vào bữa rượu hoa, đẹp lắm cậu ạ [..]

    Phía ngoài cổng, có tiếng chó sủa vang. Bõ già nhìn ra thấy bốn cụ tiến vào đã quá nửa lòng ngõ duối. Cụ nào cũng cầm một cây quạt thước, chống một chiếc gậy tre càng cua hay trúc đùi gà. Uống xong tuần nước, cụ Kép mời ba cụ ra sân uống rượu. Bõ già vòng tay vái các cụ và đợi các cụ yên vị rồi thì khom khom mở từng chiếc lồng bàn giấy một.

    Một mùi hương lan bị bỏ tù trong bầu không khí lồng bàn giấy phất từ đêm qua, đến bây giờ vội tản bay khắp vườn cây. Bốn cụ và bõ già đánh hơi mũi: Những cặp mắt kém cỏi đăm đăm nhìn kỹ vào khoảng không trong vắt như có ý theo dõi luồng hương thơm đang thấm nhập dần vào các lớp khí trời. Cơn gió nhẹ pha loãng hương thơm đặc vào không gian.

    - Dạ, xin rước các cụ.

    Dứt tiếng cụ Kép, tất cả bốn cụ đề úp lòng bàn tay vào nhau thi lễ và giơ tay chỉ thẳng vào giữa mời nhau ai cao tuổi xin nhắp chén trước đi. Tiệc rượu bắt đầu. Bõ già kính cẩn chắp tay đứng sau lưng chủ, có vẻ cũng thèm say lắm. [..] .

    Sau mấy câu phê bình về tiệc rượu, tỏ ra mình là người biết thưởng thức những vị thanh lương đạm bạc, bốn cụ đều xoay câu chuyện sang phía thơ văn. Cụ Tú người cùng làng với cụ Kép mở đầu câu chuyện làm thơ.

    - Sớm nay, đệ đã khai bút rồi. Đệ nghĩ dược một đôi câu đối. Để các cụ chữa cho mấy chữ. Chiều nay sẽ viết luôn vào giấy hồng điều để xin phép dán thêm vào cổng nhà.

    Ba cụ cùng cạn chén một lúc, cùng nói một lúc:

    - Cụ Tú hãy cạn luôn ba chén rồi hãy đọc đôi câu đối mới. Câu đối của cụ còn ai mà hạch nổi chữ nào. Cụ nói gì mà khiêm tốn vậy.. Chúng tôi xin nghe.

    Chờ cụ Tú dặng hắng lấy giọng, mỗi cụ đều bỏ vào mồm những viên kẹo mạch nha đá cuội ướp hương lan. Những nhân đá đánh vào răng kêu lách cách. Mỗi ông già đọc một đôi câu đối.

    Rồi chén rượu ngừng là một lời thơ ngâm trong trẻo. Cứ thế cho tàn hết buổi chiều. [..] .

    (Trích truyện ngắn Hương cuội, Vang bóng một thời – Nguyễn Tuân)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1.
    Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.

    Câu 2. Qua đoạn trích, em hiểu thế nào về nhan đề "Hương cuội"?

    Câu 3. Không khí Tết cổ truyền được miêu tả qua những chi tiết nào?

    Câu 4. Đoạn trích ca ngợi nét đẹp văn hóa gì của người Việt Nam?

    Câu 5. Lối kể chuyện tỉ mỉ, tinh tế của Nguyễn Tuân thể hiện trong đoạn trích trên như thế nào?

    Câu 6. Nhận xét về ngôn ngữ Nguyễn Tuân trong đoạn trích trên.

    Gợi ý đọc hiểu:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích: Nghệ thuật

    Câu 2. Nhan đề "Hương cuội" trong văn cảnh truyện ngắn này có nghĩa là mùi hương của đá cuội. Đá cuội được chọn làm nhân kẹo và được ướp hương lan nên có mùi hương của hoa lan.

    Câu 3. Không khí Tết cổ truyền được miêu tả qua những chi tiết: Cụ Kép cùng con cháu quây quần sửa sang nơi thờ, rửa lá dong, nấu bánh chưng, chăm chút cho vườn lan nở đúng dịp Tết, nấu kẹo mạch nha ướp hương lan, uống rượu bình thơ, thưởng thức cái không khí êm đềm của mùa xuân.

    Câu 4. Đoạn trích ca ngợi nét đẹp văn hóa của người Việt Nam: Tập tục đón Tết với những thú vui và nghi lễ truyền thống.

    Câu 5. Lối kể chuyện tỉ mỉ, tinh tế của Nguyễn Tuân thể hiện trong đoạn trích trên: Mọi công việc chuẩn bị cho ngày Tết đều được nhà văn miêu tả tỉ mỉ: Bữa tiệc rượu đặc biệt thanh tịnh được mở đầu rất ấn tượng:"Bõ già vòng tay vái các cụ và đợi các cụ yên vị rồi thì khom khom mở từng chiếc lồng bàn giấy một. Một mùi hương lan bị bỏ tù trong bầu không khí lồng bàn giấy phất từ đêm qua, đến bây giờ vội tản bay khắp vườn cây..

    Câu 6. Nhận xét về ngôn ngữ Nguyễn Tuân trong đoạn trích trên: Nhà văn đã sử dụng hệ thống từ cổ, từ Hán Việt một cách đắc địa. Những từ cổ này được kết hợp hài hòa, chặt chẽ với những cảnh, những người trong quá khứ, tạo nên một hiệu quả đặc biệt. Việc sử dụng hệ thống ngôn từ độc đáo như trên vừa thể hiện dụng ý của nhà văn lại vừa nói lên một cách đầy đủ nhất sự hiểu biết sâu rộng, cặn kẽ của nhà văn về nhiều phương diện như lịch sử, văn hóa và xã hội.

    Xem tiếp bên dưới: ĐỀ 4
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng một 2023
  4. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    ĐỀ 4

    Đọc đoạn trích sau, thực hiện yêu cầu bên dưới:

    Đêm giao thừa, bên cạnh nồi bánh chưng sôi sình sịch, bõ già đang chăm chú canh nồi kẹo mạch nha. Cụ Kép dặn bõ già phải cẩn thận xem lửa kẻo lơ đễnh một chút là khê mất nồi kẹo.

    Hai ông ấm, con trai cụ Kép, người lớn tuổi đứng đắn như thế, mà lại ngồi gần đấy, phất giấy vào những nan lồng. Thực là hai đứa trẻ con đang ngồi nghịch với lồng bàn giấy. Họ trịnh trọng ngồi dán hồ, vuốt giấy. Ông cụ Kép đứng kèm bên, mỗi lúc lại nhắc:

    - Này Cả, thầy tưởng miệng lồng bàn, con nên đan to hơn miệng chậu. Con chạy ra, lấy cái que đo lại lợi chậu xem. Nếu rộng thì hỏng hết. Đo lợi chậu Mặc lan thôi.

    Hai ông ấm, ngồi phất được đến mười cái lồng bàn giấy. Họ rất vui sướng vì họ tin đã làm toại được sở thích của cha già. Cụ Kép co ro chạy từ nồi mạch nha, qua đám lồng bàn giấy, đến cái rổ đá cuội đã ráo nước thì cụ ngồi xổm xuống, ngồi lựa lấy những viên đá thật trắng, thật tròn, để ra một mẹt riêng. Ông ấm cả, ông ấm hai lễ mễ bưng những chậu Mặc lan vào trong nhà. Cả ba ông con đều nhặt những hòn cuội xấu nhất, méo mó, xù xì trải xuống mặt đất những chậu lan gần nở. Mỗi lần có một người đụng mạnh vào rò lan đen, cụ Kép lại xuýt xoa như có người châm kim vào da thịt mình.

    Nồi kẹo đã nấu xong nhưng phải đợi đến gần cuối canh hai kẹo mới nguội.

    Bây giờ thêm được bõ già đỡ một tay nữa, cả ba ông con đều lấy những hòn cuội để riêng ban nãy ra mẹt, đem dúng đá cuội vào nồi kẹo, quấn kẹo bọc kín lấy đá, được viên nào liền đem đặt luôn vào lồng chậu hoa. Những viên đá bọc kẹo được đặt nhẹ nhàng lên trên lượt đá lót lên nền đất chậu hoa.

    Úp xong lồng bàn giấy lên mười chậu Mặc lan thì vừa cúng giao thừa.

    Ba ông con, khăn lượt áo thâm lạy trước bàn thờ đặt ngoài trời. Năm nay, trời giao thừa lành.

    Cả một buổi sớm, cụ Kép phải bận ở đình làng. Trước khi ra đình cụ đã dặn bõ già ở nhà phải sửa soạn cho đủ để đến quá trưa, cụ và vài cụ nữa đi việc đình làng về sẽ cùng uống rượu thưởng hoa.

    Bõ già đã bày ra giữa sân bốn cái đôn sứ Bát Tràng mầu xanh quan lục. Trước mặt mỗi đôn, bõ già đặt một án thư nhỏ, trên đó ngất nghểu hai chậu lan còn lù lù chiếc lồng bàn úp, và một hũ rượu da lươn lớn có nút lá chuối khô. Bõ già xếp đặt trông thạo lắm. Trong mấy năm nay, đầu mùa xuân nào bõ già cũng phải ít ra là một lần, bày biện bàn tiệc rượu Thạch lan hương như thế. Bõ già hôm nay lẩm bẩm phàn nàn với ông ấm hai:

    - Năm nay cụ nhà uống rượu sớm quá và lại uống ban ngày. Mọi năm, cứ đúng rằm tháng giêng mới uống. Vả lại uống vào chiều tối. Đốt đèn lồng, treo ở ngoài vườn, trông vào bữa rượu hoa, đẹp lắm cậu ạ [..]

    Phía ngoài cổng, có tiếng chó sủa vang. Bõ già nhìn ra thấy bốn cụ tiến vào đã quá nửa lòng ngõ duối. Cụ nào cũng cầm một cây quạt thước, chống một chiếc gậy tre càng cua hay trúc đùi gà. Uống xong tuần nước, cụ Kép mời ba cụ ra sân uống rượu. Bõ già vòng tay vái các cụ và đợi các cụ yên vị rồi thì khom khom mở từng chiếc lồng bàn giấy một.

    Một mùi hương lan bị bỏ tù trong bầu không khí lồng bàn giấy phất từ đêm qua, đến bây giờ vội tản bay khắp vườn cây. Bốn cụ và bõ già đánh hơi mũi: Những cặp mắt kém cỏi đăm đăm nhìn kỹ vào khoảng không trong vắt như có ý theo dõi luồng hương thơm đang thấm nhập dần vào các lớp khí trời. Cơn gió nhẹ pha loãng hương thơm đặc vào không gian.

    - Dạ, xin rước các cụ.

    Dứt tiếng cụ Kép, tất cả bốn cụ đề úp lòng bàn tay vào nhau thi lễ và giơ tay chỉ thẳng vào giữa mời nhau ai cao tuổi xin nhắp chén trước đi. Tiệc rượu bắt đầu. Bõ già kính cẩn chắp tay đứng sau lưng chủ, có vẻ cũng thèm say lắm. [..] .

    Sau mấy câu phê bình về tiệc rượu, tỏ ra mình là người biết thưởng thức những vị thanh lương đạm bạc, bốn cụ đều xoay câu chuyện sang phía thơ văn. Cụ Tú người cùng làng với cụ Kép mở đầu câu chuyện làm thơ.

    - Sớm nay, đệ đã khai bút rồi. Đệ nghĩ dược một đôi câu đối. Để các cụ chữa cho mấy chữ. Chiều nay sẽ viết luôn vào giấy hồng điều để xin phép dán thêm vào cổng nhà.

    Ba cụ cùng cạn chén một lúc, cùng nói một lúc:

    - Cụ Tú hãy cạn luôn ba chén rồi hãy đọc đôi câu đối mới. Câu đối của cụ còn ai mà hạch nổi chữ nào. Cụ nói gì mà khiêm tốn vậy.. Chúng tôi xin nghe.

    Chờ cụ Tú dặng hắng lấy giọng, mỗi cụ đều bỏ vào mồm những viên kẹo mạch nha đá cuội ướp hương lan. Những nhân đá đánh vào răng kêu lách cách. Mỗi ông già đọc một đôi câu đối.

    Rồi chén rượu ngừng là một lời thơ ngâm trong trẻo. Cứ thế cho tàn hết buổi chiều. [..] .

    (Trích truyện ngắn Hương cuội, Vang bóng một thời – Nguyễn Tuân)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn trích.

    Câu 2. Chủ đề của đoạn trích là gì?

    Câu 3. Nhận xét nét tài hoa, tài tử của nhân vật cụ Kép được miêu tả trong đoạn trích. Để có thể miêu tả được những điều đó, em hình dung Nguyễn Tuân là người như thế nào?

    Câu 4. Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

    Gợi ý đọc hiểu:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Câu 1. Các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn trích: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

    Câu 2. Chủ đề của đoạn trích: Từ việc dựng lại tập tục đón Tết của gia đình cụ Kép nhà văn ca ngợi nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, những nét đẹp một thời vang bóng nay đã dần bị lãng quên trước cái xô bồ của thời buổi Tây tàu lố lăng.

    Câu 3. Nét tài hoa, tài tử của nhân vật cụ Kép được miêu tả trong đoạn trích được thể hiện qua các công việc cụ chuẩn bị cho đón Tết một cách rất công phu, cầu kì:

    - Nấu bánh chưng, làm kẹo mạch nha ướp hương thạch lan (canh nồi kẹo cẩn thận, làm lồng bàn giấy để ướp hương, lựa đá cuội kĩ càng: Chọn những viên đá đẹp làm nhân, những viên đã xấu lót dưới)

    - Khăn lượt áo thâm thành kính làm lễ giao thừa trước bàn thờ đặt ngoài trời.

    - Sai bõ giã chuẩn bị bàn trà chu đáo.

    - Cùng các bạn trà uống trà, ăn kẹo, ngâm thơ..

    Những miêu tả đó cho ta hiểu Nguyễn Tuân không chỉ là người tài hoa, tài tử, yêu thích, ngưỡng mộ những nét đẹp văn hóa dân tộc mà còn là người có hiểu biết sâu rộng, cặn kẽ về nhiều phương diện như lịch sử, văn hóa và xã hội.

    Câu 4. Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

    Gợi ý các ý chính:

    - Nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    - Giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc giúp:

    + Góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam, tạo nên điểm độc đáo riêng biệt về văn hóa so với các dân tộc khác, giúp khẳng định vị thế của dân tộc giữa cộng đồng thế giới.

    + Góp phần tích cực vào quá trình phát triển của mỗi con người nói riêng và cả đất nước nói chung: Giúp tâm hồn mỗi người sẽ trở nên giàu có, hướng thiện, vốn sống được tăng lên, hiểu rõ hơn về nguồn cội, quê hương và những tri thức mới lạ trên thế giới; giúp xã hội trở nên văn minh, trở thành điểm đến văn hóa của nhiều khách du lịch..

    - Phản đề: Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hóa của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại.
     
  5. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Tinh thần dân tộc trong Hương cuội:

    - Ca ngợi vẻ đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc: Uống rượu, ngâm thơ, thưởng hoa, đặc biệt là thú làm kẹo hương cuội vào dịp Tết cổ truyền.

    - Ca ngợi những nho sĩ thanh cao, có tâm hồn và thú vui tao nhã luôn có ý thức trong việc gìn giữ truyền lại cho con cháu vẻ đẹp truyền thống của dân tộc.

    - Bất hòa với hiện thực, Nguyễn Tuân đã tìm về quá khứ của dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp văn hóa, vẻ đẹp của con người Việt một thời nay còn vang bóng. Đó cũng chính là một cách để Nguyễn Tuân cũng như các nhân vật của ông bày tỏ lòng yêu nước và sự chán ghét những biểu hiện nhố nhăng của xã hội đương thời. Tinh thần dân tộc trong văn bản không rêu rao bằng những khẩu hiệu rình rang mà lắng sâu, để lại nhiều suy ngẫm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng tư 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...