Đọc hiểu: Học để làm gì? - Học để làm người tự do, Giáp Văn Dương

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 21 Tháng mười một 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đề kiểm tra đọc hiểu Học để làm gì? - Học để làm người tự do (Giáp Văn Dương) bao gồm hệ thống các câu hỏi phân bố theo 4 cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng làm bài đọc hiểu: Nhận biết phương thức biểu đạt, loại văn bản, hiểu được nội dung, ý nghĩa, thông điệp từ văn bản, rút ra bài học cho bản thân..

    Đọc hiểu: Học để làm gì? - Học để làm người tự do, Giáp Văn Dương

    Đọc đoạn trích sau:

    "Học để làm gì" là một câu hỏi cơ bản nhưng nhiều khắc khoải. Trong mấy năm vừa rồi, mỗi khi có dịp, tôi lại tiến hành những khảo sát bỏ túi với thí sinh, sinh viên về câu hỏi nghe qua rất đơn giản này. Hầu hết các em đều không trả lời được.

    Nếu gặng hỏi thì thường sau một hồi suy nghĩ, các em sẽ đưa ra một trong những câu trả lời khuôn mẫu: Học để làm người, học để phát triển bản thân, hoặc để có công ăn việc làm, học để sau này đỡ khổ, học để thi..

    Ngay cả khi đã suy nghĩ như vậy thì phần lớn những câu trả lời này đều là một sự đối phó. Khi được hỏi đây là câu trả lời các em vừa nghĩ đến hay đã nghĩ trước đó rồi, thì trên 80% cho biết vừa mới nghĩ đến. Và cũng trên 80% các em cho biết chưa bao giờ đặt ra câu hỏi "Học để làm gì" cho chính bản thân mình..

    Học mà sau mười mấy năm vẫn không biết học để làm gì thì chưa thể gọi là học. Người học khi đó đã bị mắc kẹt vào chính những điều mình được học và bị học. Sự học như vậy chưa làm người học thức tỉnh, dám thoát ra khỏi những điều mình đã học, sàng lọc lại và sử dụng chúng như những công cụ phục vụ cho công việc và cho sự trưởng thành về trí tuệ của chính mình.

    .. Với tôi, học là để trở thành con người tự do. Và tôi luôn nhất quán với câu trả lời xuyên suốt đó.

    (Dẫn theo Giáp Văn Dương, hoc-de-lam-nguoi- tu-do. Html )​

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

    Câu 2. Câu hỏi mà tác giả đặt ra khi tiến hành các cuộc khảo sát với thí sinh và sinh viên là câu hỏi gì?

    Câu 3. Tác giả đã nhận được những câu trả lời như thế nào sau khi đặt câu hỏi khảo sát? Tác giả nhận xét như thế nào về những câu trả lời đó của các bạn trẻ?

    Câu 4. Trong đoạn trích, tác giả đề cập đến trên 80% các em cho biết chưa bao giờ đặt ra câu hỏi "Học để làm gì" cho chính bản thân mình.. Điều này phản ánh thực trạng gì của học sinh, sinh viên đối với việc học?

    Câu 5 . Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: Học mà sau mười mấy năm vẫn không biết học để làm gì thì chưa thể gọi là học?

    Câu 6. Anh/chị hiểu như thế nào về quan điểm: học là để trở thành con người tự do của tác giả bài viết?

    Câu 7 . Học để làm gì? Nếu được hỏi câu hỏi này, anh/chị sẽ trả lời như thế nào?

    Câu 8. Theo anh/chị, những điều người trẻ cần làm để có thể trở thành con người tự do trong cuộc sống là gì?

    Câu 9. Thông điệp sâu sắc từ đoạn trích trên là gì?

    [​IMG]

    Gợi ý trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Nghị luận.

    Câu 2. Câu hỏi mà tác giả đặt ra khi tiến hành các cuộc khảo sát với thí sinh và sinh viên là câu hỏi: Học để làm gì?

    Câu 3.

    - Sau khi đặt câu hỏi khảo sát, tác giả đã nhận được những câu trả lời: Học để làm người, học để phát triển bản thân, hoặc để có công ăn việc làm, học để sau này đỡ khổ, học để thi..

    - Tác giả nhận xét đó là: những câu trả lời khuôn mẫu; phần lớn những câu trả lời này đều là một sự đối phó.

    Câu 4. Trong đoạn trích, tác giả đề cập đến con số trên 80% các em cho biết chưa bao giờ đặt ra câu hỏi "Học để làm gì" cho chính bản thân mình.. Điều này phản ánh thực trạng của học sinh, sinh viên đối với việc học: Phần lớn học sinh, sinh viên học theo thói quen, hoặc trách nhiệm, không xác định được mục tiêu học tập, không có động cơ học tập đúng đắn, thiết thực.

    Câu 5 . Tác giả cho rằng: Học mà sau mười mấy năm vẫn không biết học để làm gì thì chưa thể gọi là học, Vì:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Câu 6. Quan điểm: học là để trở thành con người tự do của tác giả bài viết có thể hiểu: Mục tiêu của việc học là để trở thành người tự do: Tự do trong lựa chọn con người mình sẽ trở thành, công việc mình sẽ làm, ước mơ mình sẽ theo đuổi, cuộc sống mình muốn có.. Khi việc học mang lại nhiều kết quả tốt, chúng ta sẽ được tự do với quyết định của bản thân. Ngược lại, nếu học hành không tới nơi tới chốn, con người sẽ bị hạn chế về lựa chọn nghề nghiệp, cuộc sống.. thậm chí, còn bị phụ thuộc vào người khác.

    Câu 7 . Trả lời câu hỏi: Học để làm gì?

    Học để kiến thức của bản thân trở nên phong phú, học để rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng làm việc, học để hoản thiện về nhân cách, học để cuộc sống, nghề nghiệp sau này có nhiều lựa chọn hơn..

    Câu 8. Theo em, những điều người trẻ cần làm để có thể trở thành con người tự do trong cuộc sống là: Cần tích lũy vốn tri thức phong phú, bồi đắp kĩ năng sống cần thiết; rèn luyện tư duy độc lập, tính chủ động, bản lĩnh; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; biết nắm bắt những cơ hội thuận lợi đến với mình..

    Câu 9. Thông điệp từ đoạn trích: Học cần xác định mục tiêu. Vì có mục tiêu mới có động cơ học, có nhiệt huyết, đam mê trong việc học. Cần phải xác định học để làm gì mới có thể dồn hết tâm trí cho điều mà bản thân nghĩ đến, việc học mới có hiệu quả. Nếu học mà không có mục tiêu, không khác gì tàu không bánh lái, hoang mang, vô định, kết quả học tập không thể tốt nhất.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23 Tháng mười một 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...