Đọc hiểu văn bản: Hiu hiu gió bấc , Nguyễn Ngọc Tư Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (1) Ở cái xóm nhỏ ven thành phố này, người ta nhắc tới anh Hết còn nhiều hơn chủ tịch tỉnh đi họp. Ðứa nào hỗn hào, lười biếng, má nó biểu: "Lại coi thằng Hết kìa! Ba mươi mấy tuổi đầu rồi, ngày đi làm thuê, làm mướn, không có chuyện gì nó chê, chiều về lụi hụi chui vô bếp nấu cơm, giặt giũ cho cha già, hiếu thảo thấy mà thương". (2) [..] Tía anh Hết năm nay 72 tuổi. Tuổi này, người ta hay đau yếu nhưng ông vẫn còn sỏi lắm. Ông già khó tính, thêm tật lãng tai. [..] Chừng năm năm trước, ông còn vô bếp nấu cơm, mắt mũi tèm nhèm để lửa táp vô vách lá, nhà cháy rụi. Anh Hết cất lại nhà trên nền cũ đầy tro [..] . (3) Bữa nào anh Hết cũng chổng mông thổi lửa, rồi dọn cơm sẵn, ngồi dựa cửa trước chờ tía anh về. Có bữa chờ tới mỏi mòn, để bụng đói ngồi ngủ gà gật. Người ở xóm biểu cứ ăn trước đi chớ chờ gì, anh cười, mâm cơm có ấm cúng, tía tôi mới vui miệng, ăn nhiều. Nhưng có bữa, anh mới vừa giở cửa chui vô nhà, ông già đã ngồi nhai cơm cháy, bị nghẹn, mắt ầng ậng nước. Anh thương tía quá chừng vội vàng chạy đi vo gạo. (4) Anh Hết mồ côi má từ mới lọt lòng. [..] . Tía anh không đi bước nữa, ngày ngày cột sợi dây võng dài từ nhà trên xuống bếp, vừa đưa vừa nấu nước cháo, hát vọng lên, "Chớ ầu ơ.. Cây khô đâu dễ mọc chồi..". Chừng này tuổi rồi, mỗi khi anh đặt lưng xuống bộ vạc, lại nhớ ngơ nhớ ngẩn lời hát của tía anh ngày xưa. Buồn lắm, nghe đứt ruột lắm. Càng nhớ anh càng thương ông. Câu được vài ba con cá rô, anh bắc cái ơ lên kho quẹt, tỉ mẩn lọc phần thịt dành cho tía, phần xương xẩu phần mình. Những trưa nắng tốt, tranh thủ giờ cơm trưa anh xin phép chạy về, dắt tía anh ra ngoài hè tắm rửa, kỳ cọ. Những tối trời mưa, anh lúp xúp cầm cái nón mê đi đón ông già. Ði cạnh, che đầu cho ba, nghiêm trang như đang chở che cho sinh linh nào đó nhỏ bé lắm, yếu ớt lắm. (5) Nhưng ông già đâu có yếu, ông xách gậy rượt đánh anh hoài đó chớ. Tía đầu bạc rượt thằng con đầu xanh chạy cà tưng đuổi nhau lòng vòng quanh mấy cây me già ngoài mé lộ. Ðám trẻ xúm lại, vỗ tay như coi hát bội. Hỏi anh Hết sao không chịu chạy nhanh để bị dính đòn, anh bảo, chạy thì được, nhưng càng nhanh thì tía anh càng mệt, chịu có mấy roi nhẹ hều, nhằm gì [..] (Trích Hiu hiu gió bấc , Nguyễn Ngọc Tư, theo fanpage Nguyễn Ngọc Tư đăng ngày 13/08/2015) Chọn đáp án đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2. Xác định đề tài của truyện: A. Viết về tình cha con B. Viết về tình mẫu tử C. Viết về tình cảm vợ chồng D. Viết về cuộc sống thôn quê Câu 3. Xác định ngôi kể, điểm nhìn trần thuật của truyện A. Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn toàn tri B. Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn hạn tri C. Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn hạn tri D. Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn toàn tri Câu 4. Đoạn văn: Ở cái xóm nhỏ ven thành phố này, người ta nhắc tới anh Hết còn nhiều hơn chủ tịch tỉnh đi họp. Ðứa nào hỗn hào, lười biếng, má nó biểu: "Lại coi thằng Hết kìa! Ba mươi mấy tuổi đầu rồi, ngày đi làm thuê, làm mướn, không có chuyện gì nó chê, chiều về lụi hụi chui vô bếp nấu cơm, giặt giũ cho cha già, hiếu thảo thấy mà thương." có tác dụng: A. Mở đầu tác phẩm, giới thiệu nhân vật chính với những điểm khái quát nhất: Tên tuổi, việc làm, phẩm chất B. Tạo sự tò mò, hứng thú cho người đọc C. Tạo cảm tình trong độc giả về vẻ đẹp nhân vật. D. Cả A, B, C Câu 5. Chi tiết nào không biểu lộ lòng hiếu thảo của nhân vật anh Hết: A. chiều về lụi hụi chui vô bếp nấu cơm, giặt giũ cho cha già B. Người ở xóm biểu cứ ăn trước đi chớ chờ gì, anh cười, mâm cơm có ấm cúng, tía tôi mới vui miệng, ăn nhiều. C. Tía anh không đi bước nữa, ngày ngày cột sợi dây võng dài từ nhà trên xuống bếp, vừa đưa vừa nấu nước cháo, hát vọng lên, "Chớ ầu ơ.. Cây khô đâu dễ mọc chồi..". D. Hỏi anh Hết sao không chịu chạy nhanh để bị dính đòn, anh bảo, chạy thì được, nhưng càng nhanh thì tía anh càng mệt, chịu có mấy roi nhẹ hều, nhằm gì Câu 6. Câu văn có kết hợp lời người kể chuyện với lời nhân vật là: A. Ở cái xóm nhỏ ven thành phố này, người ta nhắc tới anh Hết còn nhiều hơn chủ tịch tỉnh đi họp. B. Người ở xóm biểu cứ ăn trước đi chớ chờ gì, anh cười, mâm cơm có ấm cúng, tía tôi mới vui miệng, ăn nhiều. C. Anh Hết mồ côi má từ mới lọt lòng. D. Nhưng ông già đâu có yếu, ông xách gậy rượt đánh anh hoài đó chớ. Câu 7. Ngôn ngữ trong văn bản trên có điểm gì nổi bật? A. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, mộc mạc, đậm sắc thái miền Nam B. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, mộc mạc, đậm sắc thái miền Trung C. Ngôn ngữ trau chuốt, bóng bẩy, đậm chất thơ, chất nghệ thuật D. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, mang đậm phong vị miền núi Tây Bắc. Trả lời câu hỏi: Câu 8. Hãy kể tên 2 tác phẩm em đã học viết về tình cảm cha con. Câu 9. Nhận xét về tình cảm của cha con anh Hết trong đoạn trích trên. Câu 10. Thông điệp từ câu chuyện mà nhà văn gửi gắm là gì? Câu 11. Em hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật anh Hết được miêu tả trong đoạn trích. Câu 12. Cách xây dựng nhân vật anh Hết của nhà văn có điểm gì đặc sắc? Xem thêm: Phân Tích, Đánh Giá Nhân Vật Anh Hết Trong Truyện "Hiu Hiu Gió Bấc" Gợi ý đọc hiểu Câu 1. B. Tự sự Câu 2. A. Viết về tình cha con Câu 3. D. Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn toàn tri Câu 4. D. Cả A, B, C Câu 5. C. Tía anh không đi bước nữa, ngày ngày cột sợi dây võng dài từ nhà trên xuống bếp, vừa đưa vừa nấu nước cháo, hát vọng lên, "Chớ ầu ơ.. Cây khô đâu dễ mọc chồi..". Câu 6. B. Người ở xóm biểu cứ ăn trước đi chớ chờ gì, anh cười, mâm cơm có ấm cúng, tía tôi mới vui miệng, ăn nhiều. Câu 7. A. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, mộc mạc, đậm sắc thái miền Nam Câu 8. 2 tác phẩm viết về tình cảm cha con: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) ; Lão Hạc (Nam Cao) (hoặc: Nói với con - Y Phương) Câu 9. Nhận xét về tình cảm của cha con anh Hết trong đoạn trích trên: - Tình cảm cha dành cho con: Cha anh hết góa vợ từ khi anh Hết còn nhỏ xíu, nhưng ông không đi bước nữa mà dồn hết tình yêu thương cho con. Tình yêu thương ấy thể hiện qua cách ông chăm sóc anh, đặc biệt là qua lời ru; - Tình cảm con dành cho cha: Anh Hết chăm sóc, phụng dưỡng cha từng li từng tí: Từ bữa ăn, đến việc anh chờ cha về ăn cơm (đến cả đói lả) để cha vui mà ăn được nhiều; thậm chí anh còn chạy chậm lại khi bị rượt đuổi để cha không phải đuổi nhọc.. Như vậy, tình cảm của cha con anh Hết là tình cảm yêu thương sâu nặng, tình phụ tử cao cả, thiêng liêng. Họ biết quan tâm, săn sóc cho nhau, thấu hiểu nhau. Câu 10. Thông điệp từ câu chuyện mà nhà văn gửi gắm: Hãy yêu thương, quan tâm, chăm sóc cha (mẹ). Điều đó vừa thể hiện lòng biết ơn đồi với công lao sinh thành, dường dục của cha mẹ, vừa khiến cha mẹ được vui lòng, vừa thể hiện bản thân là con người hiếu đạo, trưởng thành, biết suy nghĩ, biết sống đúng đắn. Câu 11. Cảm nhận của mình về nhân vật anh Hết được miêu tả trong đoạn trích: Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK để like bài, đọc nội dung ẩn nhé! Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Câu 12. Cách xây dựng nhân vật anh Hết của nhà văn có điểm đặc sắc: Anh không được miêu tả qua dòng nội tâm phức tạp như nhiều nhân vật văn học khác mà được khắc họa qua hàng loạt các chi tiết kể vềlời nói, hành động, qua cách anh đối xử với cha trong cuộc sống sinh hoạt bình thường. Như vậy, chi tiết mà nhà văn dẫn vào truyện dù chỉ là những chi tiết nhỏ, nhưng cộng hưởng với nhau tôn lên vẻ đẹp của nhân vật.
Đọc hiểu văn bản: Hiu hiu gió bấc , Nguyễn Ngọc Tư- Đề 2 Đọc văn bản (trên), trả lời câu hỏi: Câu 1. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Nhận xét về vẻ đẹp của nhân vật chính. Câu 2. Tình cha với con và tình con với cha của các nhân vật trong đoạn trích trên thể hiện như thế nào? Câu 3. Nhận xét về cách khắc họa chân dung nhân vật anh Hết Câu 4. Ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư có điểm đặc sắc như thế nào? Câu 5. Đoạn trích mang đến cho người đọc thông điệp gì? Gợi ý đọc hiểu Câu 1. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là nhân vật anh Hết. Nhận xét về vẻ đẹp của nhân vật chính: - Là người có số phận đáng thương: Mồ côi mẹ từ nhỏ, sống với cha trong cảnh bần hàn, thiếu thốn tình cảm của mẹ. - Là người chịu thương chịu khó "không chê việc gì". - Là người con rất mực yêu thương cha: Chăm sóc cha từng li từng tí, hiểu chuyện, luôn muốn làm cha vui Câu 2. Tình cha với con và tình con với cha của các nhân vật trong đoạn trích: - Tình cảm của cha với con: Cha anh Hết vợ mất sớm nhưng vì thương con nên ông không lấy vợ mới mà dành hết tình yêu thương cho con. Tiếng ru của người cha đã một phần thể hiện được tình cha thương con. - Tình cảm của con với cha: Chăm sóc cha từng li từng tí: Từ nấu cơm, tắm rửa đến cất nhà, làm đủ việc nuôi cha; là người con hiểu chuyện đến cảm động: Chờ cha ăn cơm chung vì vui cha sẽ ăn được nhiều, phần cá nạc cho cha, cha đành thì chịu đòn chứ không chạy nhanh sợ cha đuổi mệt.. Câu 3. Nhận xét về cách khắc họa chân dung nhân vật anh Hết: Nhân vật anh Hết trong truyện trên không được miêu tả qua dòng tâm lí phức tạp mà được khắc họa khá giản đơn: - Qua lời nói, suy nghĩ của dân làng ở phần đầu truyện; - Qua hàng loạt các sự việc, hành động, lời nói, cử chỉ chăm sóc cha ân cần, tỉ mỉ của anh Hết.. Tất cả góp phần khắc họa nhân vật anh Hết hiếu thảo, tốt tính. Câu 4. Ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư có điểm đặc sắc: Không cầu kì, hoa mĩ mà giản dị, mộc mạc, gần gũi với lời ăn, tiếng nói hàng ngày; ngôn ngữ của tác giả còn mang đậm phong vị miền Nam. Câu 5. Đoạn trích mang đến cho người đọc thông điệp về tình cha con ấm áp, sâu nặng: Phận làm con cần biết yêu thương cha mẹ, quan tâm, chăm sóc họ tận tụy, ân cần. Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời cha mẹ chúng ta.