Đọc hiểu Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy.. (Trích Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Câu 2. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 4. Đoạn thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ, tình cảm gì đối với những người làm ra hạt gạo? Gợi Ý Câu Trả Lời Câu 1: Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Câu 2: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ mới bốn chữ. Câu 3: Biện pháp tu từ: So sánh, phóng đại. Hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh, phóng đại nhằm miêu tả, thể hiện nỗi vất vả, nhọc nhằn, gian khổ của người nông dân trong việc trồng lúa tạo ra hạt gạo giúp mọi người no ấm. Cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh, phóng đại giúp câu thơ trở nên sinh động, gợi hình gợi cảm. Câu 4: Đoạn thơ gợi lòng biết ơn, yêu thương và trân quý đối với sự hy sinh không quản nhọc nhằn, vất vả của người nông dân trong việc tạo ra hạt gạo. Tấm lòng cao đẹp, hành động ý nghĩa của người nông dân khiến bao thế hệ không khỏi xúc động, củng cố thêm sức mạnh niềm tin, ý chí, nghị lực, phấn đấu, giữ gìn và bảo vệ hạt gạo làng ta.