Đọc hiểu hai đứa trẻ - Thạch Lam

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ột Éc, 31 Tháng mười 2022.

  1. Ột Éc

    Bài viết:
    2,948
    Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

    "Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi

    Chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.


    Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng

    Theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn"


    (Trích "Hai đứa trẻ" - Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11 tập 1, NXBGD năm 2014)

    Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

    Câu 2: Nêu nội dung của đoạn văn?

    Câu 3: Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn? Tác dụng?

    Câu 4: Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn trên.

    Câu 5: Giải thích cách sử dụng dấu chấm phẩy ";" trong câu cuối của văn bản.

    [​IMG]

    Gợi Ý Câu Trả Lời

    Câu 1:

    Đoạn văn trên được viết theo phương thức: Miêu tả

    Câu 2:

    Nội dung của đoạn văn:

    Bức tranh thiên nhiên, cảnh vật phố huyện trầm buồn, vắng lặng, êm đềm trước cái nhìn, cảm nhận nhẹ nhàng, chân thực, tinh tế, nhạy cảm của nhân vật Liên.

    Câu 3:

    Những đặc sắc nghệ thuật trong đoạn văn:

    Hình ảnh so sánh: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.

    Tác giả miêu tả cảnh vật, thiên nhiên tương phản từ ánh sáng đến bóng tối, từ động đến tĩnh để làm nổi bật cảnh vật, thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn.

    Ngôn ngữ: Chân thực, gần gũi, tinh tế từ những chi tiết rất nhỏ, nhằm thể hiện tư tưởng, tình cảm nhẹ nhàng, tinh tế dưới ngòi bút tài hoa.

    Giọng điệu: Trầm buồn, nhẹ nhàng, êm đềm, uyển chuyển, linh động góp phần làm câu chuyện thêm dân dã, bình dị, giàu cảm xúc, đậm chất buồn da diết, thê lương.

    Âm thanh: Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve.. giúp người đọc cảm thấy bức tranh thiên nhiên hết sức sinh động, gần gũi, dân dã, mộc mạc, đậm chất quê.

    Tác dụng: Làm nổi bật cảnh vật, thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn. Thông qua cách miêu tả cảnh vật, thiên nhiên tác giả thể hiện, bày tỏ quan điểm, thái độ, khát vọng, niềm tin, hy vọng sống mãnh liệt trước những nghịch cảnh, trớ trêu.

    Câu 4:

    Vẻ đẹp văn phong của Thạch Lam qua đoạn trích góp phần giúp câu chuyện dễ đi vào lòng người. Với ngòi bút tinh tế, cách nhìn chân thực, giàu tấm lòng yêu thương tác giả gửi gắm những điều tốt đẹp, tích cực đến từ ý chí, nghị lực, niềm tin yêu thông tác phẩm.

    Câu 5:

    Dấu chấm phẩy ở trong câu cuối văn bản có chức năng ngắt quãng giữa câu này với câu kia, dùng để liệt kê, dấu câu ranh giới giữa câu ghép song song, giữa các vế có sự liệt kê, bổ sung về nghĩa.

    Tác giả tinh tế, trau chuốt, sử dụng từng dấu câu để truyện có mối liên kết, mạnh lạc, có sự kết nối giúp người đọc dễ cảm thụ tác phẩm.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...