Đọc hiểu: Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi - Lưu Quang Vũ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 5 Tháng tư 2023.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Đọc hiểu: Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi - Lưu Quang Vũ

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi
    Gió rừng cao xạc xào lá đổ
    Gió mù mịt những con đường bụi đỏ
    Những dòng sông ào ạt cánh buồm căng
    (...)
    Dẫu đêm nay ngọn gió mùa hè
    Còn bề bộn một vùng gạch ngói
    Lịch sử quay những vòng xoáy gian nan
    Đất nước tôi như một con thuyền
    Lướt trên sóng những ngực buồm trắng xóa.
    Ước chi được hóa thành ngọn gió
    Để được ôm trọn vẹn nước non này
    Để thổi ấm những đỉnh đèo buốt giá
    Để mát rượi những mái nhà nắng lửa
    Để luôn luôn được trở lại với đời...

    (Trích Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Lưu Quang Vũ,

    Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội nhà văn, 2007, tr. 313, 317)

    [​IMG]

    Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích thơ trên là?

    A. Nghệ thuật

    B. Sinh hoạt

    C. Báo chí

    D. Thuyết minh

    Câu 2. Phương thức biểu đạt của đoạn trích thơ trên là?

    A. Biểu cảm

    B. Tự sự

    C. Thuyết minh

    Câu 3. Thể thơ của bài thơ trên là?

    A. Thơ tự do

    B. Thơ 7 chữ

    C. Thơ 8 chữ

    Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nào có trong đoạn trích cuối cùng?

    A. Phép điệp

    B. Phép so sánh

    C. Phép nhân hóa

    Câu 5. Đâu không phải là ý nghĩa của hai câu: "Đất nước tôi như một con thuyền/Lướt trên sóng những ngực buồm trắng xóa"?

    A. Vẻ đẹp kiên cường, vượt qua mọi khó khăn của tổ quốc.

    B. Khẳng định bản lĩnh của đất nước, con người VIệt Nam vượt lên trên gian khó để bảo vệ vẻ đẹp tươi của quê hương hôm nay.

    C. Khẳng định những gian khó và tổ quốc đã được qua để giữ vững vẻ đẹp.

    D. Thể hiện ý chí, khát vọng bất chấp chông gai, vững tin hy vọng xây dựng tổ quốc.

    Câu 6. Tại sao lại gọi "gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi"?

    Câu 7. Viết đoạn văn ngắn về điều mà anh/chị rút ra được thông qua đoạn trích thơ trên.


    Gợi ý trả lời

    Câu 1. A. Nghệ thuật

    Câu 2. A. Biểu cảm

    Câu 3. A. Thơ tự do

    Câu 4. A. Phép điệp

    Trong đoạn cuối điệp từ "để". Phép tu từ này có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm và tạo vần điệu cho câu thơ. Đồng thời phép điệu xuất hiện với tần suất cao góp phần nhận mạnh, thể hiện sự mong muốn và khao khát của con người khi muốn hòa thân vào quê hương, để làm đẹp cho quê hương. Từ đó cũng gợi lên một tình yêu nước, yêu quê hương nồng nàn.

    Câu 5. C. Khẳng định những gian khó và tổ quốc đã được qua để giữ vững vẻ đẹp.

    Câu 6. Vì gió và tình yêu đều có lịch sử từ xa xưa, cũng như lịch sử đất nước ngàn năm. Đi theo xuyên suốt dòng thời gian, gió và tình yêu nước luôn đi kèm với tổ quốc quê hương, cùng nhau trải qua bao biến cố lịch sử. Đồng thời, gió và tình yêu có ở khắp mọi nởi, trải dài bờ biên giới của đất nước, như tình yêu tổ quốc của dân ta.

    Câu 7.

    Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi thể hiện một tình yêu mãnh liệt với tổ quốc với một mong ước đầy cao đẹp là có thể được hóa thân, đắm chìm vào thiên nhiễn vĩnh hằng, để có thể dùng dòng máu và cốt xương này tô điểm cho quê hương, mãi mãi ôm lấy quê hương với trái tim tha thiết. Bài thơ này khiến cho tôi cảm thấy càng yêu quê hương, tổ quốc mình hơn. Dường như có cái gì đó bừng cháy trong lòng, có lẽ nó chính là ngọn lửa nhiệt huyết vì quê hương bỗng chốc bừng cháy. Là người thuộc lớp thế hệ trẻ, trong lứa tuổi còn hãy còn thơ bé, có lẽ thứ tôi có thể làm được là cố gắng học tập để phấn đấu trở thành người có ích cho quê hương. Thế trẻ phải luôn có trách nhiệm với đất nước quê hương, tiếp tục tiếp bước bảo vệ và xây dựng tổ quốc.


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...