Đọc hiểu: Đường tắt - Đặng Chân Nhân Đọc đoạn trích dưới đây: Đường Tắt Luôn có một con đường ở trước bạn Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn Nó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật nào. Nhưng Con đường nhỏ ấy Nó bỏ qua rất nhiều thứ Nó không cho bạn một tí kinh nghiệm nào Nó không làm cho bạn mạnh mẽ hơn Nó không làm cho bạn tốt hơn Và nó luôn là con đường sai. Nhưng Con người vẫn đi con đường nhỏ ấy Những kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu Những kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọc Chúng trở nên thành công với những ý nghĩ vô học Liệu chúng có thể tồn tại?(Đặng Chân Nhân, tập thơ Giờ thứ 38, NXB Hội Nhà văn, 2009) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ gì? A. Lục bát B. Thất ngôn bát cú C. Sáu chữ D. Tự do Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ trên A. Miêu tả, biểu cảm B. Nghị luận C. Tự sự D. Miêu tả Câu 3: Bài thơ đề cập đến vấn đề gì? A. Tình yêu đất nước B. Nỗi nhớ quê hương da diết C. Lợi ích và hậu quả sự lựa chọn của mỗi người trên bước đường đi đến thành công D. Bức tranh thiên nhiên thơ mộng Câu 4: Thông qua bài thơ trên, tác giả thể hiện thái độ gì? A. Thương xót những cảnh đời bất hạnh B. Trân quý sự cố gắng, nỗ lực, phấn đấu của con người để gặt hái được thành công C. Phê phán kẻ hám lợi, chỉ muốn nhận lại mà không biết cống hiến những điều tốt đẹp cho đời D. Cả B, C đều đúng Câu 5: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì nổi bật trong đoạn thơ thứ 2? A. Nhân hóa B. Điệp cấu trúc C. Hoán dụ D. Liệt kê Câu 6: Nêu tác dụng chính của việc sử dụng biện pháp tu từ đó A. Nhấn mạnh việc đi đường tắt sẽ không mang lại bất cứ giá trị, ý nghĩa nào cho bản thân B. Giúp câu thơ sinh động, hấp dẫn người đọc C. Tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ D. Giúp người đọc dễ liên tưởng, hình dung Câu 7: Nêu 2 con đường tác giả đề cập trong bài thơ trên? A. Đường rộng, đường dài B. Đường nhỏ, đường ngắn C. Đường dài, đường tắt D. Đường gập ghềnh, đường quanh co Câu 8: Theo đoạn trích đi đường tắt sẽ có những nhược điểm gì? A. Không cho bạn một tí kinh nghiệm nào B. Không làm cho bạn mạnh mẽ hơn C. Không làm cho bạn tốt hơn, nó luôn là con đường sai D. A, B, C đều đúng Câu 9: Giữa đường dài và đường ngắn anh/chị sẽ lựa chọn con đường nào? Vì sao? Câu 10: Từ bài thơ trên, anh/chị rút ra thông điệp gì? Gợi Ý Đọc Hiểu Câu 1: D. Tự do Câu 2: A. Miêu tả, biểu cảm Câu 3: C. Lợi ích và hậu quả sự lựa chọn của mỗi người trên bước đường đi đến thành công Câu 4: D. Cả B, C đều đúng Câu 5: B. Điệp cấu trúc Câu 6: A. Nhấn mạnh việc đi đường tắt sẽ không mang lại bất cứ giá trị, ý nghĩa nào cho bản thân Câu 7: C. Đường dài, đường tắt Câu 8: D. A, B, C đều đúng Câu 9: Chọn đường dài. Vì: - Sự thành công vốn dĩ không bao giờ đến một cách dễ dàng, đơn giản. - Càng trải qua nhiều khó khăn, chông gai và thử thách sẽ giúp ta không ngừng rèn luyện ý chí, nghị lực và trau dồi phẩm chất đời sống tâm hồn. - Con đường dài dẫu có nhiều gian nan, nhọc nhằn hơn, nhưng ta sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, bài học hữu ích cho bản thân - Đi con đường dài, ta sẽ càng thêm trân quý niềm vui, hạnh phúc luôn hiện hữu trong cuộc sống. Chỉ cần bản thân biết cố gắng, nỗ lực, phấn đấu ta sẽ cảm nhận được giá trị, ý nghĩa của sự thành công. Câu 10: Thông điệp rút ra: - Hấp tấp, vội vàng, nôn nóng muốn đi tắt để nhanh chóng đạt được sự thành công là một điều hết ảo tưởng - Đừng vì một phút sai lầm muốn đạt được tham vọng mà bất chấp cả luân thường đạo lý - Hãy chậm rãi, bình tĩnh, sáng suốt lựa chọn hướng đi đúng đắn, phù hợp chứ đừng vì muốn đi nhanh mà khiến cuộc sống của mình ngày càng tệ hại. - Chỉ cần ta sống có mục đích, biết theo đuổi ước mơ, niềm đam mê ta sẽ có thêm nguồn động lực vượt qua tất cả. - Hãy không ngừng học hỏi điều hay lẽ phải, nỗ lực, phấn đấu, cống hiến những giá trị có ích cho đời Bấm để xem Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem