Đọc hiểu: Dục Thúy Sơn – Nguyễn Trãi: Cửa biển có non tiên - Ngữ văn 10 kết nối tri thức

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ột Éc, 28 Tháng ba 2023.

  1. Ột Éc

    Bài viết:
    2,948
    Đọc hiểu: Dục Thúy Sơn - Nguyễn Trãi

    Đọc bài thơ sau:

    "Cửa biển có non tiên,

    Từng qua lại mấy phen

    Cảnh tiên rơi cõi tục,

    Mặt nước nổi hoa sen

    Bóng tháp hình trâm ngọc,

    Gương sông ánh tóc huyền.

    Nhớ xưa Trương Thiếu Bảo

    Bia khắc dấu rêu hoen".

    (Dục Thúy Sơn – Nguyễn Trãi, NXB Văn học.

    Thực hiện các yêu cầu

    Câu 1:
    Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính, phong cách ngôn ngữ của bài thơ trên.

    Câu 2: Nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ: "Dục Thúy Sơn"

    Câu 3: Khát quát nội dung chính của bài thơ trên.

    Câu 4: Liệt kê biện pháp tu từ và nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ thông qua 2 câu thơ:

    Bóng tháp hình trâm ngọc,

    Gương sông ánh tóc huyền.

    Câu 5: Anh/chị hãy cho biết tác giả thể hiện tình cảm gì từ bài thơ trên.

    [​IMG]

    Gợi Ý Đọc Hiểu

    Câu 1:

    Thể thơ: Ngũ ngôn bát cú

    Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

    Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

    Câu 2:

    Nguyễn Trãi sinh năm 1380 mất vào năm 1442, hiệu Ức Trai, quê gốc ở Hải Dương, sống chủ yếu ở Thường Tín - Hà Nội.

    Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học, yêu nước. Cha là Nguyễn Phi Khanh đỗ Tiến sĩ làm quan dưới triều đại nhà Hồ. Mẹ là Trần Thị Thái dòng dõi quý tộc, con của Trần Nguyên Đán.

    Nguyễn Trãi không chỉ là vị anh hùng dân tộc, mà còn sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị cao về lòng nhân nghĩa, tình yêu nước, thương dân, tình yêu thiên nhiên.

    Tác phẩm tiêu biểu: Quân trung từ mệnh tập, Chiếu biểu viết dưới triều Lê, bình ngô đại cáo, Lam Sơn thực lục, dư địa chí, Ức trai thi tập, Quốc Âm thi tập..

    Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: "Dục Thúy Sơn"

    Bài thơ được sáng vào thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ được sưu tầm và xếp vào "Ức Trai thi tập"

    Câu 3:

    Nội dung: Ca ngợi, đề cao vẻ đẹp toàn bích của thiên nhiên, núi Dục Thúy Sơn. Từ đó tác giả thể hiện tình yêu thương dành cho quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

    Ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên núi Dục Thúy Sơn, tác giả bày tỏ nỗi niềm, tâm trạng xót thương khi nghĩ về nhân vật lịch sử Trương Hán Siêu thời Trần.

    Câu 4:

    Bóng tháp hình trâm ngọc,

    Gương sông ánh tóc huyền.

    Tác giả sử dụng biện pháp tu từ:

    So sánh: Bóng tháp như trâm ngọc, gương sông như tóc huyền.

    Hiệu quả của việc sử dụng biện pháp so sánh:

    - Giàu sức gợi hình, gợi cảm

    - Tả cảnh ngụ tình hết sức độc đáo và tinh tế

    - Tạo nhịp điệu, giúp câu thơ cân đối, hài hòa

    - Câu thơ giàu hình ảnh sinh động, hấp dẫn người đọc

    - Làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, trữ tình của núi Dục Thúy Sơn.

    Câu 5:

    Tác giả thể hiện tình cảm:

    - Vui sướng, thích thú trước cảnh thiên nhiên hết sức trù phú của núi Dục Thúy Sơn

    - Tấm lòng yêu thương, trân quý, biết ơn dành cho quê hương, đất nước.

    - Ngỡ ngàng, bất ngờ khi nhận ra, vẻ đẹp thiên nhiên luôn hiện hữu trong cuộc sống.

    - Hạnh phúc khi được ngắm nhìn, tận hưởng vẻ đẹp trữ tình nên thơ của cảnh sắc thiên nhiên.

    - Tự hào trước bức tranh thiên nhiên mỹ lệ, toàn bích của núi Dục Thúy Sơn.

    - Tác giả cảm nhận được từng biến chuyển khẽ khàng, sống hòa nhập với thiên nhiên để tâm hồn trở nên tĩnh lặng, thảnh thơi và bình yên.


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem

     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng ba 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...