Đọc hiểu: Đôi nạng - Thanh Tùng: Ngày khai trường/ Cha mua cho con đủ thứ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 28 Tháng bảy 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu: Đôi nạng - Thanh Tùng

    Đọc bài thơ sau:

    ĐÔI NẠNG

    Ngày khai trường
    Cha mua cho con đủ thứ
    Nào sách bút, nào quần áo
    Lại cả đồ chơi nữa.


    Nhưng cha ơi
    Cha quên sắm cho con đôi nạng mới
    Vì đã hai năm qua
    Từ khi con bị bom
    Chiếc nạng cũ chẳng chịu cùng con lớn lên, cha ạ!


    (Trích trong tuyển tập thơ Thầy giáo và nhà trường, NXB Giáo dục 1999 - Thanh Tùng)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.

    Câu 2. Bài thơ trên viết về đề tài gì?

    Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai?

    Câu 4. Bài thơ có thể được chia làm mấy phần, nêu nội dung từng phần?

    Câu 5. Cảm xúc của nhân vật trữ tình được bộc lộ như thế nào trong bài thơ?

    Câu 6. Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh đôi nạng.

    Câu 7. Nhận xét về tình cảm của người cha dành cho con thể hiện trong đoạn trích trên. Theo em, vì sao người cha lại quên sắm cho con đôi nạng mới?

    Câu 8. Từ nội dung bài thơ trên, em có suy nghĩ như thế nào về nỗi đau chiến tranh?

    Câu 9. Bài thơ bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình qua hình ảnh đôi nạng. Hãy chỉ ra hiệu quả của hình thức nghệ thuật này?

    Câu 10. Em hãy rút ra thông điệp sâu sắc mà tác giả gửi gắm trong bài thơ.

    [​IMG]

    Gợi ý đọc hiểu:

    Câu 1.

    Thể thơ: Tự do;

    Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

    Câu 2. Bài thơ trên viết về đề tài: Nỗi đau chiến tranh (hậu quả chiến tranh).

    Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là người con.

    Câu 4. Bài thơ có thể được chia làm 2 phần:

    + 4 câu đầu: Niềm vui của con khi được cha mua cho các đồ vật mới chuẩn bị cho ngày khai giảng;

    + 5 câu cuối: Lời con nhắc cha về chiếc nạng mới cha quên mua cho con.

    Câu 5. Cảm xúc của nhân vật trữ tình được bộc lộ trong bài thơ: Người con vô cùng vui sướng khi được cha mua cho đồ dùng, đồ chơi mới nhân ngày khai giảng. Tuy nhiên, khi nhận ra cha quên mua nạng cho mình, người con có chút buồn. Buồn nhưng không trách cha, mà nhắc cha về chiếc nạng cũ đã không "chịu lớn lên" một cách dí dỏm, hài hước.

    Câu 6. Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh đôi nạng:

    - Đôi nạng là vật bất li thân của người con từ khi con bị trúng bom. Đôi nạng vì thế tượng trưng cho nỗi đau chiến tranh, hậu quả khốc liệt của chiến tranh. Chiến tranh đã biến những đứa trẻ vô tội thành nạn nhân của nó.

    - Người cha đã mua cho con đủ thứ, nhưng lại quên mua đôi nạng mới. Đôi nạng còn tượng trưng cho sự quan tâm chưa thấu đáo của con người đối với nạn nhân chiến tranh.

    - Người con đã có đủ thứ, nhưng vẫn mong cha mua cho đôi nạng mới. Đôi nạng là tượng trưng cho ước mơ nhỏ bé, bình dị của cong người.

    Câu 7.

    - Người cha trong bài thơ trên đã sắm cho con rất nhiều thứ trong ngày khai giảng. Qua đó, có thể thấy cha luôn quan tâm con, yêu thương con vô cùng.

    - Theo em, người cha mua đủ thứ nhưng lại quên sắm cho con đôi nạng mới vì cha vô ý, không nghĩ rằng đôi nạng cũ đã không còn phù hợp với con nữa, cha chưa hiểu rằng đôi nạng vừa vặn, giúp con dễ dàng đến lớp mới là điều con mong chờ nhất.

    Câu 8.

    - Bài thơ là lời người con nói với cha về niềm vui khi được cha mua cho nhiều thứ trong ngày khai giảng, và chút hụt hẫng khi cha quên mua cho con đôi nạng vừa vặn.

    - Từ nội dung bài thơ, người đọc có thể hiểu được nỗi đau chiến tranh còn đeo bám con người ngay cả khi cuộc sống đã yên bình. Đứa con dù được chuẩn bị đầy đủ khi đến trường nhưng điều con mong nhất lại là đôi nạng vừa vặn với chân mình để đi lại. Cả cuộc đời con gắn với đôi nạng, vì chân con không còn. Như vậy, chiến tranh không chừa bất cứ ai, kể cả con trẻ thơ ngây đang ở tuổi cắp sách đến trường. Nỗi đau dội lên trong lòng người đọc vì sự ngây thơ, hồn nhiên của con trẻ trước câu chuyện chiếc nạng đã "chẳng chịu cùng con lớn lên" kể từ khi con bị bom.

    Câu 9. Bài thơ bộc lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình qua hình ảnh đôi nạng. Hình thức nghệ thuật này:

    + Giúp nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên, chân thành;

    + Giúp bài thơ thêm hàm súc;

    + Thể hiện được cách nhìn nhận cuộc sống, con người sâu sắc của nhà thơ.

    Câu 10. Đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK để đọc nội dung ẩn nha!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 12 Tháng tám 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. tamduy121

    Bài viết:
    1
    Thank pro, lâu rồi mình không đọc thơ. Ngày trước thích thơ lắm.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...