Đọc hiểu: Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn - Trần Đăng Khoa Trắc nghiệm kết hợp tự luận Xem thêm: Phân Tích, Đánh Giá Đặc Sắc Nội Dung, Nghệ Thuật Bài Thơ Đợi Mưa Trên Đảo Sinh Tồn ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau: Ôi ước gì được thấy mưa rơi Mặt chúng tôi ngửa lên như đất Những màu mây sẽ thôi không héo quắt Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên Đảo xa khơi sẽ hóa đất liền Chúng tôi không cạo đầu, để tóc lên như cỏ Rồi kháo nhau Bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt Ôi ước gì được thấy mưa rơi Cơn mưa lớn vẫn rập rình ngoài biển Ánh chớp xanh vẫn lấp loáng phía chân trời... Ôi ước gì được thấy mưa rơi Chúng tôi sẽ trụi trần, nhảy choi choi trên mặt cát Giãy giụa tơi bời trên mặt cát Như con cá rô rạch nước đón mưa rào Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho táo bạo Mưa như chưa bao giờ mưa, sấm sét đùng đùng Nhưng làm sao mưa cứ ngại ngùng Chập chờn bay phía xa khơi [...] (Trích Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn - Trần Đăng Khoa) Chọn đáp án đúng: Câu 1. Đoạn trích trên viết theo thể thơ nào? A. Tự do B. Thất ngôn C. Thất ngôn trường thiên D. Thất ngôn bát cú Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 3. Xác định đề tài của đoạn trích: A. Viết về đảo Trường Sa B. Viết về người lính đảo C. Viết về thiên nhiên khắc nghiệt D. Viết về tình yêu của người lính Câu 4. Người lính trong đoạn trích trên đợi chờ điều gì? A. Chờ tàu B. Chờ nước C. Chờ mưa D. Chờ người yêu Câu 5. Dòng nào không phải là những tưởng tượng của người lính khi mưa xuống? A. Màu mây không héo quắt, đá san hô mọc cỏ xanh, đảo xa hóa đất liền B. Tóc của lính mọc xanh như cỏ, bữa tiệc bày toàn nước ngọt C. Người lính để trần, nhảy loi choi, giãy giụa, kêu như ếch D. Ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời Câu 6. Cụm từ "Ôi ước gì" được lặp lại mấy lần? biểu đạt điều gì? A. Hai lần, biểu đạt niềm vui khi mưa xuống B. Ba lần, biểu đạt niềm vui khi mưa xuống C. Ba lần, biểu đạt khát khao mưa xuống đến cháy bỏng D. Bốn lần, biểu đạt khát khao mưa xuống đến cháy bỏng Câu 7. Qua bài thơ, em hiểu điều gì về thiên nhiên trên đảo Sinh Tồn? A. Thiên nhiên khắc nghiệt B. Thiên nhiên tươi đẹp C. Thiên nhiên hài hòa D. Thiên nhiên tráng lệ Trả lời câu hỏi: Câu 8. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? Câu 9. Những dòng thơ sau cho em hiểu điều gì về người lính đảo? Ôi ước gì được thấy mưa rơi Chúng tôi sẽ trụi trần, nhảy choi choi trên mặt cát Giãy giụa tơi bời trên mặt cát Như con cá rô rạch nước đón mưa rào Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo. Câu 10. Nhận xét về tình cảm, thái độ của nhà thơ dành cho người lính đảo. Gợi ý đọc hiểu Câu 1. A. Tự do Câu 2. B. Biểu cảm Câu 3. B. Viết về người lính đảo Câu 4. C. Chờ mưa Câu 5. D. Ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời Câu 6. C. Ba lần, biểu đạt khát khao mưa xuống đến cháy bỏng Câu 7. A. Thiên nhiên khắc nghiệt Đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK để like bài, đọc nội dung ẩn nhé! Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Xem tiếp bên dưới: Đề 2
Đọc hiểu: Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn - Trần Đăng Khoa ĐỀ 2 Đọc đoạn trích sau: Chúng tôi ngồi ôm súng đợi mưa rơi Lòng thắc thỏm niềm vui không nói hết Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho mãnh liệt Mưa lèm nhèm, chúng tôi chẳng thích đâu Nhưng không có mưa rào thì cứ mưa ngâu Hay mưa bụi... mưa li ti... cũng được Mặt chúng tôi ngửa lên hứng nước Một giọt nhỏ thôi, cát cũng dịu đi nhiều Ôi hòn đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương đầy gió bão Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, trong đập nhịp tim người Như đá vững bền, như đá tốt tươi... Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khơi Mưa yểu điệu như một nàng công chúa Dù mưa chẳng bao giờ đến nữa Thì xin cứ hiện lên thăm thẳm cuối chân trời Để bao giờ cánh lính chúng tôi Cũng có một niềm vui đón đợi... Đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, Mùa khô 1981 Chọn đáp án đúng: Câu 1. Đoạn trích trên viết theo thể thơ nào? A. Tự do B. Thất ngôn C. Thất ngôn trường thiên D. Thất ngôn bát cú Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 3. Người lính ước ao về cơn mưa như thế nào? A. Mưa mãnh liệt, mưa rào, B. Mưa dầm, mưa xối xả C. Mưa lèm nhèm, mưa ngâu, mưa bụi, mưa li ti D. Mưa mãnh liệt, mưa rào, mưa ngâu, mưa bụi, mưa li ti Câu 4. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, trong đập nhịp tim người Như đá vững bền, như đá tốt tươi.. A. So sánh B. So sánh, điệp ngữ C. Điệp ngữ, nói quá D. Điệp ngữ, ẩn dụ Câu 5. Ý nghĩa gợi lên từ những câu thơ sau là gì? Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương đầy gió bão Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, trong đập nhịp tim người Như đá vững bền, như đá tốt tươi.. A. Gợi lên cuộc sống khó khăn, thiếu thốn của những người lính trên đảo Sinh Tồn B. Gợi lên thiên nhiên khắc nghiệt của đảo Sinh Tồn C. Gợi lên sức sống bền bỉ, mãnh liệt của con người và hòn đảo Sinh Tồn D. Gợi lên tình yêu của người lính với đảo Sinh Tồn Câu 6. Sáu câu thơ cuối giúp em hiểu được điều gì về tâm hồn người lính đảo? A. Tâm hồn lạc quan, hướng đến những điều tốt đẹp B. Tâm hồn giản dị, thanh cao, yêu thiên nhiên C. Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế D. Tâm hồn thủy chung, son sắt Câu 7. Tâm trạng của những người lính trong đoạn trích là: A. Buồn vì không có mưa B. Vui mừng vì mưa sắp đến C. Thắc thỏm đợi mưa D. Nhớ về những cơn mưa mùa cũ Trả lời câu hỏi: Câu 8. Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong những câu thơ sau: Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho mãnh liệt Mưa lèm nhèm, chúng tôi chẳng thích đâu Nhưng không có mưa rào thì cứ mưa ngâu Hay mưa bụi.. mưa li ti.. cũng được Câu 9. Cường độ của những cơn mưa trong 4 câu thơ ở câu 8 có sự thay đổi như thế nào? Dụng ý miêu tả của nhà thơ là gì? Câu 10. Em hiểu điều gì về cuộc sống và tâm hồn những người lính trong đoạn trích trên. Gợi ý đọc hiểu: Câu 1. A. Tự do Câu 2. B. Biểu cảm Câu 3. D. Mưa mãnh liệt, mưa rào, mưa ngâu, mưa bụi, mưa li ti Câu 4. B. So sánh, điệp ngữ Câu 5. C. Gợi lên sức sống bền bỉ, mãnh liệt của con người và hòn đảo Sinh Tồn Câu 6. A. Tâm hồn lạc quan, hướng đến những điều tốt đẹp Câu 7. C. Thắc thỏm đợi mưa Câu 8. Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho mãnh liệt Mưa lèm nhèm, chúng tôi chẳng thích đâu Nhưng không có mưa rào thì cứ mưa ngâu Hay mưa bụi.. mưa li ti.. cũng được - Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu: Điệp ngữ "mưa" được lặp lại nhiều lần; - Tác dụng: + Nhấn mạnh nỗi mong chờ, khao khát mưa đến cháy bỏng của những chàng lính + Tăng tính nhạc, tính tạo hình, biểu cho lời thơ. Câu 9. Cường độ của những cơn mưa trong 4 câu thơ ở câu 8 có sự thay đổi: Từ mưa mãnh liệt đến mưa rào, mưa ngâu, mưa bụi, mưa li ti Dụng ý miêu tả: Cường độ mưa cứ giảm dần, giảm dần, tô đậm tâm trạng mong chờ mưa cháy bỏng của người lính; dù họ ao ước những cơn mưa mãnh liệt, mưa rào, nhưng nếu không thì mưa nhỏ, mưa bụi đối với họ cũng là điều quý giá, hạnh phúc. Qua đó, ta thấy họ yêu mưa, quý mưa đến nhường nào. Câu 10. Đoạn trích cho ta hiểu nhiều điều về cuộc sống và tâm hồn những người lính: - Cuộc sống của họ khó khăn, phải đối diện với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết: Đảo Sinh Tồn nơi họ canh giữ là hòn đảo không có nước ngọt, tất cả trông chờ vào mưa trời, nhưng những cơn mưa cũng rất hiếm hoi. - Tuy cuộc sống sinh hoạt khó khăn, bất tiện, nhưng họ vẫn giữ vững tinh thần lạc quan, vẫn mong chờ vào những điều tốt đẹp..