ĐỌC HIỂU : ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY Tôi ở thành Sơn chạy giặc về đọc hiểu Đọc bài thơ: Tôi ở thành Sơn chạy giặc về Em từ chinh chiến cũng ra đi Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì. * * * Vừng trán em vương trời quê hương Mắt em dìu dịu buồn Tây phương Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm Em đã bao ngày em nhớ thương? * * * Mẹ tôi em có gặp đâu không? Bao xác già nua ngập cành đồng, Tôi nhớ một thằng con bé dại Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông? * * * Từ độ thu về hoang bóng giặc Điêu tàn ôi lại nói điêu tàn Đất đá ong khô nhiều suối lệ Em đã bao ngày lệ chứa chan. * * * Đôi mắt người Sơn Tây U ẩn chiều lưu lạc Buồn viễn xứ khôn khuây Tôi gửi niềm nhớ thương Em mang giùm tôi nhé Ngày trở lại quê hương Khúc hoàn ca rớm lệ. * * * Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng? * * * Bao giờ tôi gặp em lần nữa? Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ Còn có bao giờ em nhớ ta? (1949, Quang Dũng) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính Đôi mắt người Sơn Tây? Câu 2: Bài thơ "Đôi mắt người Sơn Tây" thuộc thể thơ gì? Câu 3: Nêu nội dung chính của bài thơ "Đôi mắt người Sơn Tây? Câu 4: Nêu ý nghĩa biểu tượng" đôi mắt "trong bài thơ? Câu 5: Nêu hiệu quả nghệ thuật phép điệp thanh trong hai câu thơ" Vừng trán em vương trời quê hương / Mắt em dìu dịu buồn Tây phương "? Cách điệp thanh như thế gợi nhớ câu thơ nào trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng? Câu 6: Nhận xét về nỗi nhớ" nhớ xứ Đoài mây trắng lắm "của nhân vật tôi trong bài thơ? Câu 7: Tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua bài thơ Đôi mắt người Sơn Tây? Đáp án tham khảo: Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả và biểu cảm Câu 2: - Thể thơ tự do Câu 3: - Bài thơ là tiếng lòng của thi sĩ, khởi nguồn từ cuộc gặp gỡ đượm màu buồn thương với người con gái Sơn Tây, tuy mới quen nhau đã" âm thầm thương mến "(chữ dùng của Chính Hữu) rồi chia tay giã biệt. Tất cả những tâm tư, cảm xúc nỗi niềm đều được tác giả gửi vào trong bài thơ. Câu 4: Ý nghĩa biểu tượng" đôi mắt "trong bài thơ: - Hình ảnh quê hương khuất tầm mắt thể hiện sự xa cách, li hương - Ánh nhìn của đôi mắt thể hiện một sự lưu dấu hoài niệm về quê hương - Những gì mà đôi mắt chứng kiến cho thấy nó là một nhân chứng của chặng đường đau thương - Đôi mắt, chính là đối tượng chiêm nghiệm lại quá khứ đã qua - Và đôi mắt cũng mang một tầm nhìn hướng về tương lai tươi sáng, khải hoàn của quê hương. Câu 5: -Hiệu quả nghệ thuật phép điệp thanh trong hai câu thơ" Vừng trán em vương trời quê hương / Mắt em dìu dịu buồn Tây phương ": Nhà thơ dùng nhiều thanh bằng (B) gợi nỗi buồn của" mắt em "cứ ngân nga trong lòng." Đôi mắt "đã giữ lại bao hoài niệm về quê hương, gợi cái" bi "nhưng không phải" bi ai "mà là" bi tráng ", một trong những cảm hứng chủ đạo của thơ ca chống Pháp - Cách điệp thanh như thế gợi nhớ câu thơ" Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi "trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Câu 6: - Đôi mắt người Sơn Tây chính là đôi mắt của người con gái xinh đẹp mà nhà thơ Quang Dũng mến thương mỗi khi nhà thơ đi qua vùng Sơn Tây. Đôi mắt đó chứa đựng những cảm xúc đong đầy khiến cho tác giả nhớ thương và suy ngẫm nhiều về cuộc chiến, cuộc sống. Vì thế nỗi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm không chỉ nhớ về cảnh sắc nơi đây bình dị, thơ mộng, mà đó còn là hình ảnh người con gái mà nhà thơ hằng nhớ mong. Câu 7: Tác giả thể hiện tình yêu quê hương chân thành và sâu nặng. Nhân vật" em "trong bài thơ xuất hiện để nhà thơ nói lên lòng yêu quê hương xứ Đoài của mình:" Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm/ Em có bao giờ em nhớ thương? ". Và" Đôi mắt người Sơn Tây"là một trong những bài thơ nói về tình cảm yêu quê hương, đất nước hay nhất thời chống Pháp của Quang Dũng.. Với tình yêu quê hương như thế gợi ra mong ước đất nước sẽ sớm trở lại khung cảnh yên bình, dẫu cho ngày đó vẫn còn xa.. Bài thơ bộc lộ gián tiếp tâm hồn của người lính chống Pháp. Đó là những con người sẵn sàng chịu đựng mọi hy sinh gian khổ để đứng lên cầm súng bảo vệ quê hương với tâm hồn bay bổng, lãng mạn của tuổi trẻ. Đôi mắt người Sơn Tây- diễn ngâm Xem tiếp đề 2 bên dưới
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2 Đọc văn bản sau: Tôi ở thành Sơn chạy giặc về Em từ chinh chiến cũng ra đi Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì. * * * Vừng trán em vương trời quê hương Mắt em dìu dịu buồn Tây phương Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm Em đã bao ngày em nhớ thương? * * * Mẹ tôi em có gặp đâu không? Bao xác già nua ngập cành đồng, Tôi nhớ một thằng con bé dại Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông? * * * Từ độ thu về hoang bóng giặc Điêu tàn ôi lại nói điêu tàn Đất đá ong khô nhiều suối lệ Em đã bao ngày lệ chứa chan. * * * Đôi mắt người Sơn Tây U ẩn chiều lưu lạc Buồn viễn xứ khôn khuây Tôi gửi niềm nhớ thương Em mang giùm tôi nhé Ngày trở lại quê hương Khúc hoàn ca rớm lệ. * * * Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng? * * * Bao giờ tôi gặp em lần nữa? Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ Còn có bao giờ em nhớ ta? (1949, Quang Dũng) Trả lời các câu hỏi sau Câu 1. Đôi mắt người Sơn Tây viết bằng thể thơ gì? Câu 2 . Nhân vật trữ tình trong bài thơ mắt người Sơn Tây là ai? Câu 3. Trình bày ý nghĩa nhan đề bài thơ "Đôi mắt người Sơn Tây" Câu 4. Nêu hiệu quả của việc sử dụng các câu hỏi từ từ trong bài thơ mắt người Sơn Tây Câu 5 . Nêu sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ đôi mắt người Sơn Tây trong đoạn thơ sau: "Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng" Câu 6. Anh chỉ hãy nhận xét tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ mắt người Sơn Tây. Gợi ý Đọc hiểu Đôi mắt người Sơn Tây Câu 1 . Thể thơ tự do. Câu 2. Nhân vật trữ tình tôi Câu 3: Ý nghĩa nhan đề "đôi mắt người Sơn Tây" trong bài thơ mang ý nghĩa biểu tượng - Hình ảnh quê hương khuất tầm mắt thể hiện sự xa cách, li hương - Ánh nhìn của đôi mắt thể hiện một sự lưu dấu hoài niệm về quê hương. - Những gì mà đôi mắt chứng kiến cho thấy nó là một nhân chứng của chặng đường đau thương - Đôi mắt, chính là đối tượng chiêm nghiệm lại quá khứ đã qua. - Và đôi mắt cũng mang một tầm nhìn hướng về tương lai tươi sáng, khải hoàn của quê hương. Câu 4: Tác dụng của các câu hỏi tu từ. - Giúp cho bài thơ trở nên giàu cảm xúc, gợi hình, gợi cảm, lay động trái tim người đọc. - Khắc họa nỗi nhớ da diết và tình cảm sâu nặng của tác giả Quang Dũng dành cho quê hương xứ Đoài- Sơn Tây của mình. - Câu hỏi tu từ dùng để hỏi nhưng không mong câu trả lời mà nhằm bộc lộ những suy tư, trăn trở của nhà thơ, nhấn mạnh sự khát khao, mong ngóng ngày được trở về quê hương. Câu 5 Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình được vận động từ hoài niệm, nhớ mong, khát khao đến yêu mến và trân trọng quê hương. Tác giả đi từ hoài niệm về những hình ảnh quen thuộc của quê hương như "đồng Bương Cấn", "núi Sài Sơn", "lúa vàng", âm thanh sáo diều, những đêm trăng thanh bình.. Từ đó tác giả bộc lộ nỗi nhớ quê hương tha thiết, khát khao, mong ngóng ngày được trở về quê hương. Thông qua đó tác giả bày tỏ tình cảm yêu mến và trân trọng quê hương, xứ sở của mình. Câu 6: Có thể thấy Quang Dũng dành một tình yêu đặc biệt cho quê hương của mình. Tác giả phải sống những ngày xa cách quê hương nhưng tâm hồn luôn hướng về quê hương với tất cả những điều bình dị và thân thương nhất, nào là đồng Bương, núi Sài Sơn, lúa vàng, tiếng sáo diều.. Dù là xa cách nhưng trong tâm tưởng của tác giả luôn thường trực bóng hình quê hương, khát khao, mong ngóng ngày được trở về với tất cả những yêu thương và trân trọng.