Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi VỊNH CÂY THÔNG (Nguyễn Công Trứ) "Ngồi buồn mà trách ông xanh, Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười. Kiếp sau xin chớ làm người, Làm cây thông đứng giữa trời mà reo. Giữa trời vách đá cheo leo, Ai mà chịu rét thì trèo với thông." (Thơ văn Nguyễn Công Trứ, nxb. Văn Học, VN, 1983, tr. 179) Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? - > Thể thơ: Lục bát Câu 2: Chỉ ra 03 từ ngữ diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ. - > Buồn, trách, vui, khóc, cười.. Câu 3: Nêu nghĩa của từ láy "cheo leo" được sử dụng trong bài thơ. - > "cheo leo" : Diễn tả độ cao, không có điểm tựa, bấu víu chắc chắn và tạo cảm giác không đứng vững, nguy hiểm, dễ bị rơi, ngã. Câu 4: Mong ước tái sinh của tác giả trong hai câu thơ: "Kiếp sau xin chớ làm người/ Làm cây thông đứng giữa trời mà reo" gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? - > - Mong ước tái sinh của tác giả trong hai câu thơ: Chối từ làm người mà chỉ muốn làm cây thông ở kiếp sau để được tự do nói lên tiếng nói trung thực của mình; Để được sống vững vàng, kiên cương và có bản lĩnh trong cuộc đời. - Suy nghĩ của bản thân: Trân trọng vẻ đẹp nhân cách của tác giả; hãy tự chủ vượt qua mọi thử thách và gian nguy để sống vững vàng và có bản lĩnh. Câu 5: Phải chăng "Sống là phải thay đổi"? (Trích Thái độ quyết định thành công, Wayne Cordeiro, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, tr. 34) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi trên. Bài làm Cuộc sống tuy ngắn ngủi nhưng chúng ta phải biết chọn cách sống như thế nào để không phí phạm khoảng thời gian này mới là quyết định đúng đắn. Vì vậy, chúng ta sống trên đời, không thể không sống theo ngoại cảnh, bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài càng cho ta một cái nhìn sâu sắc hơn về một quan niệm sống: "Sống là phải thay đổi". Như vậy thì tại sao "Sống là phải thay đổi"? Tại vì mỗi chúng ta sống trong cuộc sống này hay coi như là hành trình sinh tồn của mình, lại phải "thay đổi"? Thay đổi ở đây có thể nói là hành vi trong suy nghĩ của mỗi người, ta không thể sống nếu không thay đổi, cũng như cái cách ta suy nghĩ khi còn bé cho đến khi trưởng thành ta lại thấy suy nghĩ ấy chẳng còn phù hợp nữa mặc dù đó có thể là ước mơ của ta, nhưng vì khi trưởng thành có quá nhiều sự thay đổi đến với ta như cảm xúc, các mối quan hệ.. dẫn đến suy nghĩ cũng sẽ thay đổi theo. Sống trong thử thách khó khăn thì ta càng phải thay đổi để trở nên linh hoạt hơn, mạnh mẽ vượt chông gai, khó khăn dễ dàng nắm bắt cơ hội. Mọi cơ hội đến đều không giống nhau vì vậy tùy từng thời điểm mà ta phải thay đổi bản thân mình sao cho phù hợp nhất, nhưng dẫu sao đừng cố thay đổi chính mình quá nhiều dẫn đến việc kh i nhìn lại mình lại tự hỏi ta là ai? Bởi vậy, có nhiều người thay vì thay đổi cách sống để tốt cho bản thân họ lại đi theo những tiêu chuẩn hà khắc, tiêu cực. Cũng có nhiều bạn trẻ khi gặp phải khó khăn đã vội trở nên sợ hãi trước những thử thách, thậm chí hèn nhát không dám đối mặt trước sự thất bại của bản thân mà không dám đứng lên, đối mặt với chúng. Tuy vậy chúng ta phải học cách thay đổi để dám đối mặt với hiện thực vì chỉ chúng ta mới có thể tự nắm lấy vận mệnh của mình. Như tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký tuy khiếm khuyết về nhiều thứ nhưng thầy vẫn cố gắng sống để thay đổi vượt lên trên khó khăn, để ngày nay ta thấy được hình ảnh cậu thiếu niên năm nào nay đã được đứng trên bục giảng đại học được người người khâm phục. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Hết