Đề bài: I. Đọc hiểu: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Nhện không biết nói nhưng cái lưới nó giăng giữa không trung là lời khẳng định bản thân đầy hùng hồn của nó; nhện cũng không biết suy nghĩ cho nên nó không bao giờ đắn đo xem mình có thể làm được hay không. Nhất định có thể làm được, đây chính là bản năng của nó. Ai cũng biết nhện không biết bay, nhưng bạn đã bao giờ nghĩ tại sao nhện có thể giăng tơ thành mạng giữa không trung chưa? Nó làm thế nào để vượt qua không gian vậy? Quan sát cho thấy, để dệt mạng, nhện đã phải vòng đi vòng lại rất nhiều lần, ban đầu nó cố định nhả tơ vào một điểm, sau đó từng bước bò xuống phía dưới mặt đất, phần cuối bụng vừa nhả tơ vừa bò lên góc tường hoặc cành cây đối diện, khi đến độ cao tương đương với bên kia nó liền thắt chặt sợi tơ tạo một điểm cố định mới, như vậy coi như đã mắc xong một sợi "cáp thô". Nó tiếp tục mắc thêm một sợi "cáp thô" nữa như vậy song song với sợi thứ nhất rồi từ hai sợi "cáp thô" này dệt thành một tấm lưới tuyệt đẹp. Một hôm, một trận mưa to gió lớn đã làm rách mạng nhện, đồng thời hất nhện xuống đất. Sau cơn mưa, nhện lại bắt đầu gian nan bò lên bức tường đã kết mạng nhện, do bờ tường ẩm ướt cho nên mỗi khi nó bò lên một độ cao nhất định là lại rơi xuống. Nó bò lên hết lần này đến lần khác, lại rơi xuống hết lần này đến lần khác.. Có một người đi qua nhìn thấy, anh ta thở dài, tự nói với mình: "Cuộc đời của mình không phải cũng giống như con nhện này sao? Vất vả bôn ba mà chẳng làm được gì." Anh ta cuối cùng có một cuộc đời u uất, không xán lạn gì. Người thứ hai đi qua nhìn thấy, anh ta nói: "Con nhện này thật ngu ngốc, tại sao không vòng qua chỗ khô ráo rồi bò lên? Sau này mình không thể ngu ngốc như nó được.". Anh ta là một người thông minh, biết xử lí công việc một cách linh hoạt. Người thứ ba nhìn thấy, anh ta liền thấy cảm động trước tinh thần bại không nản của nhện. Anh ta là một người kiên cường, chăm chỉ, làm việc gì cũng cố gắng đến cùng. (Theo Đá cuội hay kim cương, NXB Thanh niên, 2018, tr. 138-139) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Hình ảnh con nhện bò lên hết lần này đến lần khác, lại rơi xuống hết lần này đến lần khác.. gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Câu 3. Cách nhìn nhận của ba người trong câu chuyện khác nhau như thế nào? Sự khác nhau đó cho thấy được điều gì về tính cách của họ? Câu 4. Thông điệp nào trong câu chuyện có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? Câu 5. Đặt một nhan đề thích hợp cho câu chuyện. II. Làm văn: Viết bài văn khoảng 500 chữ thuyết minh về một loài hoa. Hướng dẫn: I. Đọc hiểu: 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự 2. Hình ảnh con nhện bò lên hết lần này đến lần khác, lại rơi xuống hết lần này đến lần khác.. gợi lên sự cần cù, kiên cường, dù thất bại nhưng không nản chí.. 3. - Ba người trong câu chuyện có cách nhìn hoàn toàn khác nhau: + Người thứ nhất chỉ nhìn thấy sự vất vả, nhọc nhằn và thất bại của con nhện mà thôi. + Người thứ hai chỉ nhìn thấy con nhện thật ngu ngốc khi không biết chọn con đường thuận lợi, dễ dàng hơn để bò lên. + Người thứ ba nhìn thấy một mặt khác trong hành động của con nhện đó là sự kiên trì, thất bại nhưng không nản, không đầu hàng khó khăn - Sự khác nhau trong thái độ và cách nhìn thể hiện sự khác nhau về tính cách của ba người: + Người thứ nhất là một người bi quan + Người thứ hai là người thông minh và linh hoạt trong công việc + Người thứ ba là một người kiên cường, chăm chỉ, làm việc gì cũng cố gắng đến cùng. 4. Rút ra được thông điệp có ý nghĩa nhất qua câu chuyện và lí giải một cách thuyết phục: Thông điệp về cách nhìn cuộc sống một cách tích cực, lạc quan, thông điệp về sức mạnh của niềm tin, sự chăm chỉ, của ý chí và tinh thần quyết tâm đến cùng.. 5. Nhan đề phù hợp cho câu chuyện: Nhện giăng tơ trên không, Mạng nhện – công trình của niềm tin và sự bền bỉ II. Làm văn: Thuyết minh về hoa mai Đông đi xuân về, dù đã quá quen thuộc với quá trình này, nhưng mỗi lần cảm nhận được sự mát lạnh lại ấm áp của gió xuân đi qua làm cành lá xanh mơn mởn khẽ khàng phát ra tiếng xào xạc như một khúc nhạc hòa tấu tuyệt diệu của thiên nhiên, mọi người lại nhịn không được nghĩ đến hình ảnh sum vầy, đầm ấm của ngày Tết, tất nhiên. Nếu xuân của miền Bắc là hoa đào hồng tươi đẹp, thì xuân của miền Nam lại là màu rực rỡ như nắng của hoa mai vàng. Mai vàng là một loại hoa thuộc họ hàng mai, vốn là loại cây hoang dã, chỉ mọc nơi núi rừng thâm sâu, nhưng từ khi thấy được vẻ đẹp trang nhã mà lại không ít phần ý vị của hoa mai, con người đã đem về, thuần dưỡng, phát triển và xòn xem mai như một người bạn thân thiết, tao nhã. Mai có tuổi thọ cao, rụng lá mỗi năm một lần, thường nở vào tháng 2 dương lịch, riêng mai tứ quý thì nở quanh năm. Mai có dáng vẻ thanh cao. Thân cây mềm mại, lá xanh biếc hơi màu rêu, hoa lại như nắng mặt trời không kiêng dè mà tỏa sáng. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Hoa nở thành từng chùm, có cuốn dài lơ lửng treo trên cành, thoang thoảng mùi hương e ấp, ngọt dịu. Hoa thường có năm cánh, riêng những trường hợp cá biệt lại có tới chín, mười cánh. Dân gian vẫn tin rằng nhà nào có cây mai như vậy là điềm lành, báo hiệu cho một năm mới đầy vui vẻ, hạnh phúc. Mai thược loại dễ trông cũng dể chăm sóc. Người ta thường chọn những hạt mai nhín mẩy, rồi đem gieo vào trong đất ẩm, có thể gieo trong nhà hoặc ngoài vườn. Mai thích đất ẩm, ánh sáng nhưng không chịu được úng, vì vậy nên trồng mai ở những nơi cao ráo và tười nước đều đặn. Nếu trồng trong chậu thì cần chú ý và bón phân hằng năm. Nếu trông tốt, chăm sóc kĩ thifsau 5-7 năm mai đã có thể ra hoa. Để có một chậu mai đẹp và ý nghĩa, nên thường chú ý cắt nhánh, uống cành và tạo thế. Để mai ra hoa đúng vào ba ngày Tết, thì người chăm mai cần phải có sự khéo léo và quan tâm đến thời tiết. Nếu nắng mấm thì trút lá trước Tết gần 20 ngày, nếu rét lạnh thì sớm hơn. Nếu đào mang đậm nét trầm mặc, yên tĩnh và sâu xa của người miền Bắc, thì hoa mai lại có nhiều phần hăng hái, tích cực và vui tươi của miền Nam. Mai tượng trưng cho giàu sang, phú quý, cho hạnh phúc vô mờ, còn có hương thơm nhẹ nhàng, kín đáonên những ngày Tết, dù có bận rộn đến thế nào, mỗi nhà ở miền Nam hay miền Trung đều phải có ít nhất một cành mai để đón Tết, đón xuân về. HÌnh ảnh gia đình quây quần bên chậu mai trong nhà, cùng ăn bánh chưng bánh dày, kể nhau nghe những câu chuyện năm cũ, lại chờ đón cái khoảnh khắc sang năm mới đều khắc ghi trong tim những người con, làm họ mỗi khi nhớ về đều cảm thấy ôi xao xuyến. Mai còn là một món quà hết sức ý nghĩa dành cho những người bạn yêu quý, kính trọng. Nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Du có một câu thơ rất hay về hoa mai: "Nghêu ngao vui thú yên hà Mai là bạn cũ, hạc là người quen." Qua câu thơ trên, ta thấy mai được ví như người bạn tâm giao, như một phần không thể thiếu của bậc thơ phú Nguyễn Du. Hoa mai gắn liền với đời sống nhân dân ta, gắn liền với niềm yên vui ngày Tết, mang theo vẻ đẹp thanh cao, gần gủi, thân thiết gắn bó mọi người. Hiểu về hoa mai giúp chúng ta hiểu thêm về cách chăm sóc, cách nâng niu một loại hoa những ngày xuân về, giúp ta có thêm một cách khác để tận hưởng vẻ đẹp, giá trị riêng của mỗi loài.