Đọc hiểu: Chốn Quê - Nguyễn Khuyến Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa. Phần thuế quan Tây, phần trả nợ, Nửa công đứa ở, nửa thuê bò. Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, Chợ búa trầu chè chẳng dám mua. Cần kiệm thế mà không khá nhỉ, Bao giờ cho biết khỏi đường lo? (Chốn quê – Nguyễn Khuyến) Câu 1: Bài thơ trên được viết dưới thể thơ nào? A. Thất ngôn bát cú Đường Luật B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Bát ngôn tứ tuyệt Câu 2: Đâu không phải là ý nghĩa của hai câu: " Năm nay cày cấy vẫn chân thua/ Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa"? A. Thể hiện nổi khốn khó của người nông dân thời quan Tây. B. Diễn tả cuộc sống mất mùa, đói khổ của người nông dân. C. Cho thấy sự khắc nghiệt của ông trời, khiến người nông dân bị mất mùa, nghèo đói, khốn khổ. Câu 3: Biện pháp tu từ trong hai câu: " Phần thuế quan Tây, phần trả nợ/ Nửa công đứa ở, nửa thuê bò." là gì? A. Phép nghịch đảo B. Phép phóng đại C. Phép đối Câu 4: Bốn câu đầu bài thơ thể hiện điều gì? A. Cảnh khốn khó của người nông dân trong thời "quan Tây". B. Cuộc sống gánh nặng đủ loại tô thuế của người nông dân. C. Cả hai ý trên đều đúng. D. Cả hai ý trên đều sai. Câu 5: Nhân vật chữ tình đang tả về sự vật, sự việc gì? A. Cảm xúc về nổi đau mất mùa. B. Cảm xúc về nổi lo nợ nần. C. Cảm xúc đau lòng về cuộc sống khốn khó của người nông dân. Câu 6: Hình ảnh thơ trong bài có đặc điểm nổi bật nào? A. Bình dị, mộc mạc B. Chân thật, sống động C. Giàu sức liên tưởng Câu 7: Ý nghĩa của hai câu: " Sớm trưa dưa muối cho qua bữa/ Chợ búa trầu cau chẳng dám mua." là gì? Câu 8: Những hình ảnh nào trong bài thơ gắn liền với hình tượng "người nông dân nghèo khó"? Câu 9: Cảm nhận của anh/chị về hai câu: " Cần kiệm thế mà không khá nhỉ, / Bao giờ cho biết khỏi đường lo?" Đáp án tham khảo: Câu 1: A. Thất ngôn bát cú Đường Luật Câu 2: C. Cho thấy sự khắc nghiệt của ông trời, khiến người nông dân bị mất mùa, nghèo đói, khốn khổ. Câu 3: C. Phép đối Phép đối giữa "Phần thuế quan Tây" và "phần trả nợ", "Nửa công đứa ở" đối với "nửa thuê bò". Phép đối nhằm nhấn mạnh những khó khăn, nỗi khổ cực, vất vả của người nông dân phải đối mặt như tô thuế, công nợ. Câu 4: C. Cả hai ý trên đều đúng. Hai câu đầu của bài thơ là nói về cuộc sống mất mùa, đói khổ của người dân. Hai câu tiếp theo nêu lên cuộc sống cơ cực, đầy gánh nặng về tô thuế, nợ nần của người nông dân. Câu 5: C. Cảm xúc đau lòng về cuộc sống khốn khó của người nông dân. Câu 6: B. Chân thật, sống động Câu 7: Hai câu thơ cho thấy cuộc sống tù túng, ăn bữa nay lo bữa mai của người dân. Một bửa cơm bình thường lại chẳng đủ đầy, chỉ dùng dưa dùng muối ăn cho qua bữa, đừng nói đến đi chợ mua đồ, mua trầu cau. Cuộc sống cơ cực đến mức nhường như chuyện ăn uống đối với người dân chỉ là để qua bữa, để có thể tồn tại mà thôi. Câu 8: Hình ảnh người nông dân: Làm ruộng nhưng mất mùa, lận đận vì thuế quan, vì nợ nần, miếng ăn không có, chẳng màn chuyện trầu cau. Câu 9: Hai câu thơ như thể lời than vãn, trách móc của người nông dân vì bao năm cố gắng làm ruộng, tằn tiện tiết kiệm nhưng chẳng có dư, đến bữa ăn còn lo chưa xong. Nhưng thật chất, nó như một tiếng than vãn đầy máu và nước mất của những người nông dân sống dưới trời "quan Tây". Tô thuế nợ nần bủa vây, họ chỉ biết gào lên mà hỏi trời, biết đến năm nào tháng nào thì mới không cần lo cho cuộc sống lận đận, chăm từng bữa ăn, không dư chút nào nữa.
Đọc hiểu: Chốn Quê - Nguyễn Khuyến - Đề 2 Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa. Phần thuế quan Tây, phần trả nợ, Nửa công đứa ở, nửa thuê bò. Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, Chợ búa trầu chè chẳng dám mua. Cần kiệm thế mà không khá nhỉ, Bao giờ cho biết khỏi đường lo? (Chốn quê – Nguyễn Khuyến) Câu 1: Theo em bài thơ trên có thể chia bố cục như thế nào? Nêu nội dung chính của từng phần. Câu 2: Nêu một số đặc điểm tổng quan về bài thơ trên (đề tài, vần, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật) Câu 3: Các từ ngữ diễn tả hiện thực đầy tàn khốc mà người dân nghèo đang trải qua là gì? Câu 4: Cảm nhận của anh/chị về hai câu cuối của bài thơ. Gợi ý trả lời Câu 1 Bài thơ trên có thể chia thành hai phần: Phần 1: Sáu câu đầu của bài thơ - Thể hiện, miêu tả cuộc sống khó khăn, khốn khổ của người nông dân nghèo, mất mùa nghèo đói, thuế nợ liên miên, miếng ăn chẳng có, đi chợ chẳng dám mua. Phần 2: Hai câu cuối của bài thơ - Tâm tình của tác giả đối với cuộc sống này. Câu 2 Đề tài của bài thơ: Tập trung xoay quanh cuộc sống của người nông dân nghèo trong thời quan Tây cai quản. Hình ảnh chính trong bài thơ: Người nông dân, cuộc sống nghèo khổ, mất mùa, nợ nần. Kỹ thuật gieo vần: Gieo vần khá tự do, tập trung liên kết vần giữa hai câu sát nhau. Biện pháp nghệ thuật: Chủ yếu là phép đối, nhưng hình ảnh đối lập không quá rõ rệt mà mang hàm ý. Câu 3 Các từ: ".. mất.. mất mùa" - Thể hiện tình cảnh khốn khó, mất mùa chiêm mùa thóc của người dân. "Phần thuế.. phần trả nợ" - Nợ nần chồng chất, thuế cao ngất ngưỡng. "Cho qua bữa", "chẳng dám mua" - Cuộc sống kham khổ, ăn không dám ăn, đừng nói đến những thứ khác. Câu 4 Hai câu cuối là nổi niềm chất chứa của nhà thơ Nguyễn Khuyến, thể hiện sự tiếc nuối và chán nản cho những con người chăm chỉ, quanh năm khắc khổ mà chẳng thể nào cải thiện cuộc sống. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự mong đợi về một cuộc sống tốt hơn, được cải thiện trong một tương lai chưa có đích đến của những người nông dân.