Đọc hiểu: Cho và nhận - Quên hôm qua sống cho ngày mai Đọc văn bản sau: Cho và nhận Winston Churchill từng nói: "Chúng ta kiếm sống bằng thứ mà ta có nhưng chúng ta sống bằng những gì mà ta cho đi". Quả thật, khi sự chia sẻ bắt nguồn từ tình cảm chân thành, người cho đi sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều. Cho và nhận là quy luật dễ hiểu ở đời nhưng giữa việc cho để nhận và cho thứ mình muốn nhận lại tồn tại sự khác biệt to lớn. Khi chữ "cho" ấy đi kèm với ý đồ trục lợi của bản thân, nó sẽ đem đến sự thất vọng không chỉ đối với người nhận mà ngay cả ở người cho. Với người nhận, ngay từ đầu, cái "cho" đó không mang ý nghĩa là một món quà, còn với người cho, mục đích tư lợi của họ sẽ khó có cơ hội đạt được. Tuy nhiên, nếu chữ "cho" ấy thực sự xuất phát từ tấm lòng thì chính người cho đi sẽ nhận về một món quà lớn, đó là niềm tin yêu cuộc đời. Trước kia, tôi luôn nghĩ rằng mọi thứ đều cần có qua có lại và tôi sẽ là một người ngớ ngẩn nếu tôi chỉ biết cho mà không biết nhận về. Nhưng giờ đây, tôi hiểu ra rằng khi người cho thực tâm muốn giúp đỡ; họ sẽ được nhận về một món quà tinh thần lớn lao và ý nghĩa. Khi tôi cho bằng một tay và nhận vật đáp trả bằng tay còn lại, tôi chỉ cho một nửa thứ tôi có và nhận về một nửa thứ có thể đã được trao cho tôi. Và khi ấy, tôi đã tự giới hạn bản thân mình. Vì thế, tôi sẽ cho bằng cả đôi tay. (Quên hôm qua sống cho ngày mai, Theo NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) Trả lời câu hỏi: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, khi sự chia sẻ bắt nguồn từ tình cảm chân thành thì người cho đi sẽ cảm nhận được điều gì? Ngược lại khi chữ "cho" ấy đi kèm với ý đồ trục lợi thì người cho và người nhận sẽ cảm thấy như thế nào? Câu 3. Nhân vật "tôi" từng cho rằng bản thân là người "ngớ ngẩn" nếu chỉ biết cho mà không biết nhận về. Em có đồng tình với quan điểm này không? Vì sao? Câu 4. Ý kiến của Winston Churchill được dẫn trong phần đầu đoạn trích có tác dụng như thế nào? Câu 5. Hãy rút ra thông điệp tác giả muốn nhắn gửi trong đoạn trích trên. Câu 6. Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa của việc cho đi trong cuộc sống. Gợi ý đọc hiểu Câu 1. - Xác định phong cách ngôn ngữ: Chính luận - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2. - Theo tác giả, khi sự chia sẻ bắt nguồn từ tình cảm chân thành thì: người cho đi sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều. - Ngược lại khi chữ "cho" ấy đi kèm với ý đồ trục lợi thì người cho và người nhận sẽ cảm thấy thất vọng. Câu 3. Nhân vật "tôi" từng cho rằng bản thân là người "ngớ ngẩn" nếu chỉ biết cho mà không biết nhận về. Tôi không đồng tình với quan điểm này, vì đây là quan niệm thiển cận, ích kỉ. Khi cho đi không chờ nhận về, chúng ta vẫn cảm thấy hạnh phúc vì sự cho đi ấy mang đến điều tốt đẹp cho người được ta cho đi. Khi cho đi mà không chờ nhận về, chúng ta trở nên cao thượng, đáng trọng chứ không hề "ngớ ngẩn". Ngược lại, cho đi mà thất vọng khi không được nhận lại, hoặc chỉ chờ được nhận về thì hành động cho ấy mới là ích kỉ, vụ lợi và ngỡ ngẩn, khi người được nhận thấy được ý đồ của Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ] ời cho sẽ không còn thiện cảm với hành động cho đó nữa. Câu 4. Việc trích dẫn ý kiến của Winston Churechill có tác dụng: + Khẳng định ý nghĩa lớn lao của sự cho đi trong cuộc sống: Chúng ta "sống bằng những gì mà ta cho đi" - như vậy hành động cho đi "kiến tạo", làm nên cuộc sống của chúng ta, mang đến cho chúng ta niềm vui, ý nghĩa thực sự của sự sống. + Việc dẫn danh ngôn của danh nhân còn tạo sức thuyết phục, hấp dẫn cho sự diễn đạt. Câu 5. - Thông điệp tác giả muốn nhắn gửi trong đoạn trích trên: Sống là phải biết cho đi - và quan trọng là biết cho bằng cả tấm lòng chân thành không cần đền đáp. - Đó là thông điệp đầy tính nhân văn, hướng con người đến nhận thức đúng đắn. Biết cho đi mà không cần đền đáp sẽ giúp cuộc sống của chính chúng ta, cuộc sống của những người được đón nhận sự chia sẻ từ hành động cho đi ấy sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Câu 6. Ý nghĩa của việc cho đi: - Khiến bản thân người cho đi cảm thấy hạnh phúc, thanh thản vì làm được việc hữu ích; - Khi chúng ta cần giúp đỡ cũng sẽ có người sẵn lòng giúp mình - Giúp cho người nhận có thêm sự trợ giúp tinh thần, vật chất để vượt lên nghịch cảnh - Giúp gắn kết các mối quan hệ - Giúp lan tỏa đến xã hội những điều đẹp đẽ, nhân lên trogn cộng đồng những hành động nhân văn; xã hội vì thế trở nên tốt đẹp, nhân sinh hơn.