Đọc hiểu Chinh phụ ngâm khúc: Chàng thì đi cõi xa mưa gió Đọc đoạn trích thơ sau và trả lời câu hỏi: Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn Đoái trông theo đã cách ngăn Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang (Chinh phụ ngâm khúc) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát B. Song thất lục bát C. Thất ngôn Câu 2. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luân Câu 3. Nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên là ai? A. Người chinh phụ B. Người chinh phu C. Cả hai đều đúng D. Cả hai đều sai Câu 4. Phép tu từ có trong đoạn trích trên là? A. Phép đối B. Điệp ngữ C. So sánh Câu 5. Hình ảnh nào thể hiện sự ly biệt trong đoạn trích? A. Đi cõi xa mưa gió, về buồng cũ chiếu chăn, tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh B. Đoái trông như đã cách ngăn, tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh C. Đoái trông như đã cách ngăn, chốn Hàm Dương, bến Tiêu Tương Câu 6. Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên là gì? A. Nghệ thuật B. Sinh hoạt C. Nghị luận Câu 7. Ý nghĩa của phép tu từ có trong câu "Chàng thì đi cõi xa mưa gió/ Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn" là gì? A. Tăng sức gợi hình, gợi cảm về chuyện người chinh phu đi nơi khó khăn, người chinh phụ về khuê phòng vò võ mong chờ B. Nhấn mạnh và khẳng định sự ly biệt sâu sắc của người chinh phụ và chinh phu C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Gợi ý trả lời Câu 1. B. Song thất lục bát Câu 2. B. Biểu cảm Câu 3. A. Người chinh phụ Câu 4. A. Phép đối Đi >< về, cõi xa mưa gió >< buồng cũ chiếu chăn, ngoảnh lại >< trông sang Câu 5. A. Đi cõi xa mưa gió, về buồng cũ chiếu chăn, tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh Câu 6. A. Nghệ thuật Câu 7. C. Cả hai đáp án trên đều đúng