Đọc hiểu: Dặn con - Trần Nhuận Minh Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này. (Trần Nhuận Minh) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên? Câu 2. Nêu ý nghĩa của cách dùng từ "hành khất" mà không phải là "người ăn mày" trong câu đầu? Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc "Con không.."? Câu 4. Lời dặn con của người cha qua hai câu thơ: "Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào?" Câu 5. Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học rút ra mà người cha nói với con qua bài thơ? Gợi Ý Câu Trả Lời Câu 1: Phương thức biểu đạt trong văn bản trên: Biểu cảm, tự sự Câu 2: Ý nghĩa của cách dùng từ "hành khất" mà không phải là "người ăn mày" trong câu đầu: - Từ "hành khất" nhằm chỉ những người thiếu may mắn, có cuộc sống cơ nhỡ, đi cầu xin mọi người cho tiền hoặc đồ ăn, đồ dùng. - "Hành khất" là từ Hán Việt, cũng có nghĩa là người ăn mày. Việc tác giả sử dụng từ "hành khất" thay vì sử dụng "người ăn mày" thể hiện sự tôn trọng, tấm lòng yêu thương đối với những người có số phận bần cùng trong xã hội. Câu 3: Tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc "Con không.." - Nhằm nhấn mạnh, răn dạy, nhắc nhở, giáo dục đứa con phải thương yêu, đối xử tử tế, chân thành đối với người "hành khất" - Khuyên nhủ con không được chê baia, cười nhạo, chế giễu, châm biếm những người cơ nhỡ trong cuộc sống Câu 4: Lời dặn con của người cha qua hai câu thơ: "Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào?" Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên. Ta được sống trong điều kiện đầy đủ, có quê hương, nguồn cội là điều may mắn, hạnh phúc nhất trong đời. Những người "hành khất", có người có quê hương, nhưng phải rời xa quê hương đi cầu thực, cũng có người không có quê hương. Người cha dặn con không được hỏi quê hương của họ vì khi nghe câu hỏi đó sẽ khiến họ nhớ thương, vô tình gây ra nỗi khổ, niềm đau cho họ. Người cha muốn khuyên nhủ đứa con, hãy tôn trọng, chia sẻ và giúp đỡ họ về mặt vật chất lẫn tinh thần. Câu 5: Suy nghĩ về bài học rút ra mà người cha nói với con qua bài thơ: - Hãy tôn trọng, yêu thương, giúp đỡ và sẻ chia đối với những người không may, cơ nhỡ trong cuộc sống - Hành động tử tế, lời nói, cử chỉ tốt đẹp, quan tâm, động viên sẽ giúp ta trở nên giàu đẹp hơn về đời sống tâm hồn Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
"Dặn con" là bài thơ của Trần Nhuận Minh như là lời nhắn nhủ giản dị, chân thành đến cái thế hệ con cái hãy luôn biết yêu thương, đùm bọc, chở che, tôn trọng người nghèo khổ. Nghề nào cũng là nghề. Ngay cả nghề ăn xin cũng cần mọi người cảm thông, thấu hiểu và sẻ chia. Tác giả sáng tác bài thơ này bằng cả tấm lòng, tình yêu thương dành cho những người có đời sống cơ cực, vất vả, nghèo khổ. Từng câu thơ tác giả miêu tả cuộc sống chân thực, giàu ý nghĩa và sâu sắc đã chạm đến trái tim người đọc. Đến với bài thơ này, ta cảm nhận được cái nhìn hết sức tinh tế của tác giả khi nói lên những khía cạnh rất đời thường.