Đọc hiểu: Cây cỏ và hoa - Ngô Quang Khiêm Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Rừng có cây cao cây thấp cây thấp đua nhau thoát bóng cây cao cây cao nhận ra mình cô độc hiểu bão gió nắng mưa nên bình thản giữa trời Sống dưới cây thiếu nắng thiếu mưa bão nổi ở trên đất động ở dưới biết phận mình thấp bé như nhau cỏ víu lấy cỏ làm nên bất diệt mùa xanh Cây sinh ra cây cỏ sinh ra cỏ dù là cây dù là cỏ hết một đời cũng dâng một lần hoa. (Ngô Quang Khiêm, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 1006, tháng 2-2-23, tr. 61) Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên là gì? A. Nghệ thuật B. Báo chí C. Sinh hoạt Câu 2. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì? A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự Câu 3. Đoạn thơ trên được viết theo dạng thể thơ nào? A. Thơ sáu chữ B. Thơ tự do C. Thơ lục bát Câu 4. Biện pháp nghệ thuật trong: "Cây cao nhận ra mình cô độc/ hiểu bão gió nắng mưa nên bình thản giữa trời" là gì? A. So sánh B. Đảo ngữ C. Nhân hóa Câu 5. Biện pháp nghệ thuật trong câu: "Biết phận mình thấp bé như nhau" là gì? A. So sánh B. Đảo ngữ C. Nhân hóa Câu 6. Biện pháp tu từ trong khổ thơ cuối là gì? A. Điệp ngữ, so sánh B. So sánh, ẩn dụ C. Ẩn dụ, điệp ngữ Câu 7. Vì sao tác giả chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi đoạn? Câu 8. Viết một đoạn văn ngắn về thông điệp mà em rút ra được từ đoạn thơ trên. Gợi ý trả lời Câu 1. A. Nghệ thuật Phong cách báo chí thường xuất hiện dưới dạng các bài báo, ký sự còn phong cách sinh hoạt thường dưới dạng các bài nhật ký. Câu 2. B. Miêu tả Câu 3. B. Thơ tự do Câu 4. C. Nhân hóa Nhân hóa "cây cao" như người, biết tự nhận thức bản thân, biết mình cô đọc, biết sống "bình thản". Câu 5. C. Nhân hóa Nhân hóa có biết suy nghĩ về thân phận của mình. Câu 6. C. Ẩn dụ, điệp ngữ Điệp ngữ "cỏ, cây, dù là" và ẩn dụ, dùng "dâng một đời hoa" của cỏ cây để nói về đời người. Câu 7. Trong bài thơ trên, tác giả chỉ viết hoa chữ cái đầu mỗi đoạn thay vì mỗi câu như bài thơ khác là vì muốn tạo cảm giác liền mạch cho các câu thơ, một đoạn thơ như một câu tả dài, liền mạch. Xuyên suốt cả bài thơ, tác giả chỉ dùng một dấm chấm câu duy nhất xem như dấu chấm hết cho cây, cỏ và hoa của khu rừng ấy. Câu 8. Đoạn thơ trên có rất nhiều thông điệp mà các bạn có thể đề cập đến như: Sống hết mình với cuộc đời; cố gắng vượt qua nghịch cảnh; ý thức sống đẹp;.. Dưới đây là đoạn gợi ý Mỗi người, dù là ai đi chăng nữa, dù sinh ra ở nơi nào thì đều giống nhau. Chúng ta đừng vì hoàn cảnh mà thu mình lại, co ro trong bóng tối, chấp nhận tất cả sữ nghiệt ngã. Cuộc đời một con người cũng như các loài thực vật trong rừng, dù sống dưới bóng người khác hay đang cô độc lẻ loi, thì cũng phải biết phấn đấu, một lần "nở rộ" giữa cuộc sống muôn màu này.