Đọc hiểu: Bức tranh - Nguyễn Minh Châu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 13 Tháng chín 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu văn bản: Bức tranh - Nguyễn Minh Châu


    Đọc văn bản sau:

    [​IMG]

    Trắc nghiệm: Chọn 01 đáp án đúng:

    Câu 1 . Xác định thể loại của văn bản:

    A. Truyện ngắn

    B. Tiểu thuyết

    C. Truyện ngụ ngôn

    D. Hồi kí

    Câu 2. Truyện được kể theo ngôi kể:

    A. Ngôi kể thứ nhất - điểm nhìn toàn tri

    B. Ngôi kể thứ nhất - điểm nhìn hạn tri

    C. Ngôi kể thứ ba - điểm nhìn toàn tri

    B. Ngôi kể thứ ba - điểm nhìn hạn tri

    Câu 3. Điểm nhìn trần thuật của truyện là:

    A. Từ các họa sĩ ngoài Hà Nội

    B. Từ nhân vật tôi

    C. Từ đồng chí phụ trách các trạm giao liên

    D. Từ người chiến sĩ "thồ" tranh.

    Câu 4. Tình huống chính được kể trong đoạn trích là tình huống gì?

    A. Nhân vật tôi chuẩn bị cho cuộc triển lãm tranh ở nước ngoài

    B. Người chiến sĩ thồ tranh tha thiết thỉnh cầu tôi vẽ cho anh một bức chân dung

    C. Người chiến sĩ thồ tranh hết lòng giúp đỡ nhân vật tôi khi nhân vật tôi bị thương ở chân

    D. Nhân vật tôi đã vẽ cho người chiến sĩ một bức tranh thật đẹp.

    Câu 5 . Trình tự sắp xếp các sự kiện trong đoạn trích là:

    A. Người chiến sĩ nhờ nhân vật tôi vẽ cho mình một bức chân dung -> nhân vật tôi từ chối -> nhân vật tôi hứa sẽ vẽ tranh chân dung cho người chiến sĩ -> người chiến sĩ giúp đỡ cho nhân vật tôi khi nhân vật tôi bị thương ở chân.

    B. Người chiến sĩ nhờ nhân vật tôi vẽ cho mình một bức chân dung -> nhân vật tôi từ chối -> người chiến sĩ giúp đỡ cho nhân vật tôi khi nhân vật tôi bị thương ở chân -> nhân vật tôi hứa sẽ vẽ tranh chân dung cho người chiến sĩ.

    C. Người chiến sĩ nhờ nhân vật tôi vẽ cho mình một bức chân dung -> người chiến sĩ giúp đỡ cho nhân vật tôi khi nhân vật tôi bị thương ở chân -> nhân vật tôi từ chối ->nhân vật tôi hứa sẽ vẽ tranh chân dung cho người chiến sĩ.

    D. Người chiến sĩ giúp đỡ cho nhân vật tôi khi nhân vật tôi bị thương ở chân -> nhân vật tôi từ chối -> người chiến sĩ nhờ nhân vật tôi vẽ cho mình một bức chân dung -> nhân vật tôi hứa sẽ vẽ tranh chân dung cho người chiến sĩ.

    Câu 6 . Khi người chiến sĩ nhờ vẽ một bức chân dung, thái độ của nhân vật tôi ra sao?

    A. Thẳng thừng từ chối

    B. Lập tức nhận lời

    C. Nhận lời cho có

    D. Tự ái, tỏ vẻ mặt lạnh lùng

    Câu 7. Vì sao nhân vật tôi lại từ chối vẽ tranh chân dung cho người chiến sĩ?

    A. Vì "tôi" không biết vẽ tranh chân dung

    B. Vì "tôi" chưa từng vẽ tranh chân dung

    C. Vì suy nghĩ "Tôi là một họa sĩ, chứ đâu phải một anh thợ vẽ truyền thần"

    D. Cả A, B, C

    Câu 8. Câu văn nào sau đây không sử dụng biện pháp tu từ chêm xen?

    A. Rồi bắt đầu từ đó, chỉ có hai người, anh và tôi, đi trong rừng.

    B. Người chiến sĩ vừa phải "thồ" đống tranh của tôi sau lưng (to và nặng gấp đôi một cái ba lô bình thường của khách đi đường) lại vừa phải mang thêm chiếc ba lô riêng của tôi trước ngực.

    C. Tối ngày hôm đó, hai chúng tôi phải ngủ lại nửa đêm giữa rừng.

    D. Bây giờ đây thì chính tôi, một kẻ bề trên, đang được một người dưới tỏ ra độ lượng với mình.

    Câu 9. Thái độ của nhân vật tôi sau khi được anh chiến sĩ thồ tranh giúp đỡ là:

    A. Cảm phục

    B. Biết ơn

    C. Tự ái

    D. Xấu hổ

    Câu 10. Theo em, nhan đề "Bức tranh" là nói về bức tranh nào?

    A. Bức tranh nhân vật tôi vẽ chân dung người chiến sĩ

    B. Bức tranh nhân vật tôi tặng cho người chiến sĩ.

    C. Bức tranh nhân vật tôi tâm đắc nhất

    D. Bức tranh người chiến sĩ thích nhất

    Tự luận: Trả lời câu hỏi:

    Câu 11. Đoạn trích sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào? Nêu tác dụng của sự kết hợp ấy.

    Câu 12. Nhận xét về nhân vật người chiến sĩ thồ tranh được miêu tả trong đoạn trích.

    Câu 13. Qua cách cư xử của người chiến sĩ với nhân vật tôi trong đoạn trích, em rút ra bài học gì cho bản thân về cách ứng xử với những người xung quanh?

    Câu 14. Nêu những nét đặc sắc tiêu biểu trong nghệ thuật kể chuyện.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. A. Truyện ngắn

    Câu 2. B. Ngôi kể thứ nhất - điểm nhìn hạn tri

    Câu 3. B. Từ nhân vật tôi

    Câu 4. C. Người chiến sĩ thồ tranh hết lòng giúp đỡ nhân vật tôi khi nhân vật tôi bị thương ở chân

    Câu 5. B. Người chiến sĩ nhờ nhân vật tôi vẽ cho mình một bức chân dung -> nhân vật tôi từ chối -> người chiến sĩ giúp đỡ cho nhân vật tôi khi nhân vật tôi bị thương ở chân -> nhân vật tôi hứa sẽ vẽ tranh chân dung cho người chiến sĩ.

    Câu 6. D. Tự ái, tỏ vẻ mặt lạnh lùng

    Câu 7. C. Vì suy nghĩ "Tôi là một họa sĩ, chứ đâu phải một anh thợ vẽ truyền thần"

    Câu 8. C. Tối ngày hôm đó, hai chúng tôi phải ngủ lại nửa đêm giữa rừng.

    Câu 9. D. Xấu hổ

    Câu 10. A. Bức tranh nhân vật tôi vẽ chân dung người chiến sĩ

    Câu 11.

    - Đoạn trích sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

    - Tác dụng của sự kết hợp các phương thức biểu đạt: Phương thức tự sự kể lại diễn biến sự kiện, giúp người đọc hình dung được cốt truyện; Phương thức miêu tả giúp người đọc dễ hình dung khung cảnh địa hình, làm nổi bật những đặc điểm về ngoại hình, hành động của người chiến sĩ và nhân vật tôi, làm cho đoạn trích trở lên sinh động, hấp dẫn; Phương thức biểu cảm giúp thể hiện rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi – người họa sĩ.

    Câu 12.

    Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng kí miễn phí tại đây và like bài để đọc tiếp nội dung ẩn nha: LINK


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem

    Câu 14. Những nét đặc sắc tiêu biểu trong nghệ thuật kể chuyện:

    - Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn;

    - Sử dụng kết hợp phương thức tự sự với phương thức miêu tả, biểu cảm;

    - Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, độc đáo;

    - Ngôi kể thứ nhất, người chiến sĩ được hiện lên qua lời kể trực tiếp của nhân vật tôi nên khá chân thực, khách quan;

    - Nhân vật được khắc họa sắc nét, linh hoạt: Nhân vật tôi - miêu tả qua suy nghĩ nội tâm; nhân vật người chiến sĩ thồ tranh được miêu tả chủ yếu qua hành động, lời nói.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng mười 2023
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    * Vẻ đẹp trong tính cách của người chiến sĩ thồ tranh:

    + Là một chiến sĩ có tinh thần, trách nhiệm cao với công việc: Dù người mà anh nhận nhiệm vụ thồ tranh là người họa sĩ đã từ chối vẽ tranh chân dung cho mình nhưng anh không từ chối mệnh lệnh của cấp trên giao và trong quá trình thồ tranh, anh đã làm việc một cách nghiêm túc, tận tình.

    + Là người bao dung, độ lượng: Dù trước đó, anh nhận được lời từ chối và vẻ mặt lạnh lùng, có phần kiêu ngạo của người họa sĩ nhưng anh đã không tận dụng cơ hội để "trả thù", cũng không lộ vẻ hả hê, vui mừng khi người họa sĩ bị thương. Ngược lại, biết người họa sĩ không còn mang vác nặng được nữa, anh đã tận tình giúp đỡ, vừa trị vết thương, vừa mang vác thay tất cả đống đồ đạc và những bức tranh của vị họa sĩ trên mình. Tất cả chỗ hành lí lên tới sáu bảy chục cân, mà anh chiến sĩ cũng chẳng khoẻ mạnh gì. Không chỉ nhanh chân ứng cứu, mang thay hành lí nặng, người chiến sĩ ấy còn động viên vị họa sĩ kia cùng những cử chỉ chăm sóc ân cần, chu đáo: "Đồng chí cố gắng lên.. Tôi dìu đồng chí đi nhanh qua bên kia suối sẽ nghỉ", mắc võng cho vị họa sĩ nằm rồi ôm súng ngồi gác bên cạnh.

    *Nhận xét, đánh giá về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật:

    - Nhà văn đã khéo léo xây dựng tình huống truyện bất ngờ, độc đáo để giúp làm nổi bật tính cách nhân vật.

    - Nhân vật được hiện lên qua ngoại hình, hành động, cử chỉ.

    - Chọn ngôi kể là ngôi thứ nhất, người chiến sĩ được hiện lên qua lời kể trực tiếp của nhân vật tôi nên khá chân thực, khách quan.

    => Đoạn trích ngắn phần nào đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật người chiến sĩ mang những phẩm chất của người lính cụ Hồ - dũng cảm, kiên cường, trách nhiệm cao và có lòng độ lượng, bao dung sâu sắc.
     
  3. Gia Hào

    Bài viết:
    1
    Làm sao xem được gợi ý câu 12 và 13 cô Thùy Minh
     
    Annie Dinh, Trúc Chi, lynh tu10 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 22 Tháng tư 2023
  4. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Bạn đăng kí tài khoản tại LINK sau đó like bài thôi nhé, không mất phí gì cả.
     
  5. heung

    Bài viết:
    1
    Xác định thành phần chêm xen làm sao ạ!
     
    Last edited by a moderator: 18 Tháng bảy 2023
  6. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Trong câu trên "một kẻ bề trên" là thành phần chêm xen nhé!

    Tác dụng: Bổ sung thông tin cho chủ ngữ "tôi", nhấn mạnh sự đối lập giữa "tôi" - một người tài giỏi hơn, nhiều tuổi hơn, hiểu biết hơn lại nhận sự độ lượng của anh lính trẻ..
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...