Đề kiểm tra đọc hiểu truyện ngắn Bí ẩn của làn nước - Bảo Ninh bao gồm hệ thống các câu hỏi phân bố theo 4 cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng làm bài đọc hiểu. Các kĩ năng cơ bản đó là: Nhận diện đề tài, chủ đề chính, chủ đề phụ, tư tưởng, giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh, sự kiện, nhân vật, chi tiết quan trọng, không gian, thời gian, người kể chuyện toàn tri, hạn tri, sự thay đổi điểm nhìn.. của các văn bản truyện; so sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài. Đọc hiểu: Bí ẩn của làn nước - Bảo Ninh Đọc đoạn trích sau: Trả lời câu hỏi: Câu 1. Xác định thể loại của văn bản. Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật chính trong đoạn trích là nhân vật nào? Câu 3. Tình huống bất ngờ, éo le được kể trong đoạn trích là tình huống gì? Câu 4. Nhân vật tôi đã có hành động như thế nào khi người đàn bà lạ kêu cứu? Câu 5. Nhân vật tôi có cứu được vợ con không? Tại sao "tôi" lại chết lặng khi một chị phụ nữ gỉ bọc chăn của đứa bé? Câu 6. Nhân vật "tôi" đối xử với con gái như thế nào? Theo em, điều bí mật mà chỉ có "dòng nước" biết là bí mật gì? Tại sao nhân vật "tôi" lại giữ bí mật đó trong lòng? Câu 7. Theo em, giá trị nhân văn của đoạn trích thể hiện ở những phương diện nào? Câu 8. Nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích trên là gì? Gợi ý trả lời câu hỏi: Câu 1. Thể loại của văn bản: Truyện ngắn. Câu 2. - Truyện được kể theo ngôi thứ nhất (Người kể chuyện xưng tôi) ; - Nhân vật chính trong đoạn trích là nhân vật "tôi". Câu 3. Tình huống bất ngờ, éo le được kể trong đoạn trích là tình huống trong khi tránh lũ trên ngọn cây, vợ và con của nhân vật "tôi" bị sa xuống dòng nước. Câu 4. Nghe tiếng kêu cứu của người đàn bà, dù trong hoàn cảnh hiểm nguy, giữa mong manh sống chết, nhưng nhân vật tôi vẫn chìa tay ra cứu người đàn bà và đứa con của bà nhưng không thể được. Câu 5. - Nhân vật tôi không cứu được vợ con - Nhân vật "tôi" lại chết lặng khi một chị phụ nữ giở bọc chăn của đứa bé vì khi mở bọc chăn, anh nhận ra đó là bé gái của người đàn bà xa lạ chứ không phải con trai của anh. Anh ngỡ rằng khi cứu được em bé, đứa bé đó là con anh. Nhưng sự thực thì con anh đã bị dòng nước cuốn trôi. Cái "chết lặng" của anh là tâm trạng bàng hoàng, đau đớn vì nhận ra sự thật phũ phàng là con anh đã không được cứu. Câu 6. - Nhân vật "tôi" đối xử với con gái đầy yêu thương, mặc dù con gái không phải con anh, nhưng anh vẫn coi con như con ruột. - Điều bí mật mà chỉ có "dòng nước" biết chính là đứa bé anh cứu được, bây giờ là cô gái xinh đẹp nhất làng lại không phải là con gái anh. Con anh là bé trai đã bị dòng nước cuốn trôi cùng người mẹ bất hạnh. - Nhân vật "tôi" lại giữ bí mật đó trong lòng vì: + Sự mất mát người thân yêu là hoàn cảnh không thể nào thay đổi, cách tốt nhất là sống trọn vẹn với những gì đang có nên hãy để bí mật đó trội theo dòng nước. + Nếu nói ra, người con gái sẽ đau khổ và chịu thêm tổn thương mất mát. Khi im lặng nghĩa là giữ lại hạnh phúc cho con, hãy coi hạnh phúc trao đi để đón lại hạnh phúc. Việc giữ bí mật đó thể hiện anh là người giàu lòng nhân ái. Câu 7. Theo em, giá trị nhân văn của đoạn trích thể hiện ở những phương diện: - Đồng cảm, xót xa cho bi kịch cuộc đời nhân vật "tôi" - trong khoảnh khắc mất cả vợ lẫn con, chẳng những vậy còn mang nỗi đau khổ dằn vặt suốt cuộc đời. - Ca ngợi vẻ đẹp của tình người, vẻ đẹp của lòng vị tha, nhân ái - sẵn sàng một mình chịu nỗi đau để mang đến sự thanh thản cho người khác. Câu 8. Nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích trên: Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK và like bài viết để đọc tiếp nha! Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem