Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 22: Của thết người là của còn - Nguyễn Trãi

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 16 Tháng ba 2023.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Đọc hiểu Bảo kính cảnh giới bài 22: Của thết người là của còn - Nguyễn Trãi
    Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

    Của thết người là của còn,

    Khó khăn phải đạo cháo càng ngon.

    Thấy ăn chạy đến thì no dạ,

    Trợ đánh bênh nhau ắt phải đòn.

    Chớ lấy hại người làm ích kỷ,

    Hãy năng tích đức để cho con.

    Tay ai thì lại làm nuôi miệng,

    Làm biếng ngồi ăn lở núi non.

    (Bảo kính cảnh giới bài 22 - Nguyễn Trãi)

    Câu 1. Bài thơ trên được trích từ tập thơ nào?

    A. Quốc Âm Thi Tập

    B. Ức Trai Thi Tập

    C. Lam Sơn Thực Lục

    Câu 2. Bài thơ được trích từ phần nào của tập thơ?

    A. Phần Vô Đề

    B. Phần Môn Hoa Mộc

    C. Phần Môn Cầm Thú

    Câu 3. Nguyên văn bài thờ được viết bằng chữ nào?

    A. Chữ Hán

    B. Chữ Nôm

    C. Chữ Quốc ngữ

    Câu 4. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

    A. Tự do

    B. Thất ngôn Đường Luật

    C. Đường Luật biến thể

    Câu 5. Phương thức biểu đạt của bài thơ trên là?

    A. Biểu cảm, nghị luận

    B. Biểu cảm, tự sự

    C. Nghị luận, tự sự

    D. Nghị luận, thuyết minh

    Câu 6. Hai câu cuối "Tay ai thì lại làm nuôi miệng/Làm biếng ngồi ăn lở núi non" vận dụng câu ca dao tục ngữ nào?

    A. Có làm thì mới có ăn/ Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

    B. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

    C. Rủ nhau đi cấy đi cày/Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.

    Câu 7. Câu thơ "Của thết người là của còn/Khó khăn phải đạo cháo càng ngon" thể hiện phương thức ứng xử/ cách đối nhân xử thế của Nguyễn Trãi như thế nào?

    A. Chọn bạn mà chơi

    B. CHớ tìm tòi đời tư người khác

    C. Nên ăn ở rộng rãi

    Câu 8. Câu thơ "Thấy ăn chạy đến thì no dạ/Trợ đánh bênh nhau ắt phải đòn" vận dụng câu ca dao tục ngữ nào?

    Câu 9. Nội dung chính của bài thơ trên?

    Gợi ý trả lời

    Câu 1. A. Quốc Âm Thi Tập

    Câu 2. A. Phần Vô Đề

    Câu 3. B. Chữ Nôm

    Câu 4. C. Đường Luật biến thể

    Câu 5. A. Biểu cảm, nghị luận

    Câu 6. B. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

    Câu 7. C. Nên ăn ở rộng rãi

    Câu 8. Hai câu thơ này vận dụng một số câu ca dao tục ngữ mang tính châm biếm như:

    Ăn thì nhanh chân, khó đến thân thì chạy.

    Ăn thì mau chân, việc cần thì đủng đỉnh.

    Ăn cổ đi trước, lội nước theo sau.

    Câu 9. Bảo kính cảnh giới thứ 22 là bài thơ bao hàm đạo đối nhân xử thế, cách làm người, sống trên đời mà Nguyễn Trãi muốn để lại cho đời sau.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...