Đọc hiểu: Bảo kính cảnh giới, bài 21 - Ở bầu thì dáng ắt nên tròn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 7 Tháng sáu 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu: Bảo kính cảnh giới - bài 21, Nguyễn Trãi

    Đọc văn bản:

    Ở bầu thì dáng ắt nên tròn.

    Xấu tốt đều thì rắp khuôn.

    Lân cận nhà chàu no bữa cốm

    Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn.

    Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;

    Kết mấy người khôn học nết khôn.

    Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.

    Đen gần mực đỏ gần son.


    (Bảo kính cảnh giới – bài 21 - Theo Nguyễn Trãi toàn tập - Đào Duy Anh dịch chú)

    Cước chú:

    Câu 1: Dẫn ý từ thành ngữ dân gian: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.

    Đều: Cùng, hết thảy, biểu thị sự đồng nhất về hành động hay tính chất của các chủ thể được đề cập đến.

    Rắp khuôn: Làm theo khuôn có sẵn, thuật ngữ từ ngành đúc đồng.

    Nhà chàu: Nhà giàu.

    Cốm: Món làm từ thóc nếp non.

    Đấng: Kiểu, loại

    [​IMG]

    Chọn 01 đáp án đúng nhất:

    Câu 1. Các phương thức biểu đạt trong bài thơ trên là;

    A. Biểu cảm, nghị luận

    B. Biểu cảm, tự sự

    C. Nghị luận, tự sự

    D. Nghị luận, thuyết minh

    Câu 2. Bài thơ viết theo thể thơ nào?

    A. Thất ngôn

    B. Thất ngôn xen lục ngôn

    C. Thất ngôn bát cú Đường luật

    D. Tự do

    Câu 3. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào?

    A. Hai câu thực

    B. Hai câu luận

    C. Hai câu thực và hai câu luận

    D. Hai câu đề và hai câu thực

    Câu 4. Câu thơ thứ nhất Nguyễn Trãi vận dụng câu tục ngữ dân gian nào?

    A. Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm

    B. Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn

    C. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

    D. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

    Câu 5. Dòng nào không liên quan đến nội dung hai câu thơ:


    Chơi cùng bầy dại nên bầy dại;

    Kết mấy người khôn học nết khôn.


    A. Chơi cùng những người dại, vì chẳng mấy lúc cũng trở thành kẻ dại

    B. Kết bạn với những người giỏi giang, khôn ngoan sẽ học hỏi được nhiều điều và trở nên khôn ngoan.

    C. Hai câu thơ khuyên mỗi người cần chọn bạn mà chơi.

    D. Hai câu thơ khuyên mọi người cần phải biết sống hòa đồng, thích nghi cùng hoàn cảnh.

    Câu 6. Dòng nào không phải là đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

    A. Bài thơ có sự kết hợp giữa chất trữ tình và chất triết lí

    B. Ngôn ngữ tiếng Việt tự nhiên, gần gũi, vận dụng đa dạng tục ngữ dân gian

    C. Phép đối của thơ Đường luật được vận dụng hiệu quả.

    D. Sử dụng hệ thống hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.

    Câu 7. Bài học từ bài thơ Bảo kính cảnh giới – bài 21 của Nguyễn Trãi là:

    A. Cần phải biết chọn bạn mà chơi, nên chơi với người tốt, người khôn, tránh kết giao với người xấu.

    B. Cần phải có sự hòa đồng trong cuộc sống, chơi với bạn tốt để học nết hay, chơi với bạn xấu để giúp họ tốt hơn.

    C. Cần phải ham học hỏi mới nên thợ, nên thầy

    D. Không chỉ học thầy, mà cần phải biết học tập bạn bè.

    Trả lời câu hỏi:


    Câu 8. Liệt kê 3 câu tục ngữ được sử dụng trong bài thơ, nêu tác dụng của việc sử dụng các câu tục ngữ này.

    Câu 9. Em hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ kết:


    Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.

    Đen gần mực đỏ gần son.


    Câu 10. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả thể hiện trong hai câu thơ sau không, vì sao?

    Chơi cùng bầy dại nên bầy dại

    Kết mấy người khôn học nết khôn.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. A. Biểu cảm, nghị luận

    Câu 2. B. Thất ngôn xen lục ngôn

    Câu 3. C. Hai câu thực và hai câu luận

    Câu 4. C. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

    Câu 5. D. Hai câu thơ khuyên mọi người cần phải biết sống hòa đồng, thích nghi cùng hoàn cảnh.

    Câu 6. D. Sử dụng hệ thống hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng.

    Câu 7. A. Cần phải biết chọn bạn mà chơi, nên chơi với người tốt, người khôn, tránh kết giao với người xấu.


    Câu 8.

    Liệt kê 3 câu tục ngữ được sử dụng trong bài thơ:

    - Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài


    - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

    - Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm - Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn

    Tác dụng của việc sử dụng các câu tục ngữ này:

    - Các câu tục ngữ trên đều được đúc kết từ kinh nghiệm sống của cha ông để lai, việc vận dụng tục ngữ khiến lời thơ thêm sâu sắc, hàm súc, tự nhiên. Bài học đưa ra gần gũi, dễ hiểu với mọi người.

    - Các câu tục ngữ còn giúp bài thơ mang sắc thái dân gian độc đáo.

    Câu 9. Hai câu thơ kết:


    Ở đấng thấp thì nên đấng thấp.

    Đen gần mực đỏ gần son.


    - Lập luận theo cấu trúc nguyên nhân - kết quả, hai câu kết thể hiện quan điểm sống của tác giả: Hoàn cảnh có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tính cách và phẩm chất con người.

    - Suy nghĩ của tác giả sâu sắc, mới mẻ, thẳng thắn, là kết quả những trải nghiệm, những cảm nhận tinh tế về cuộc sống

    Câu 10. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả thể hiện trong hai câu thơ sau không, vì sao?


    Chơi cùng bầy dại nên bầy dại

    Kết mấy người khôn học nết khôn.

    - (Nếu) đồng tình, lí giải:

    Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK và like bài để đọc tiếp nha!


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Dinhhau, Tranhang08, Nehhh39 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 16 Tháng năm 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. Aquafina Malchanceux Jeun Richard

    Bài viết:
    240
    Cô ưi, cô vt dàn ý chi tiết bài này được hum ợ><
     
  4. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đợi được cô lạch cạch lạch cạch không?
     
    xt3110, Annie Dinh, chiqudoll2 người khác thích bài này.
  5. Aquafina Malchanceux Jeun Richard

    Bài viết:
    240
    Huhu mai cô haku ktra bài này gòi, chắc đợi được ạ*vno 23*
     
  6. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Mai thì không kịp đâu, hehe@
     
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng hai 2023
  7. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Cảm ơn bạn nhiều nhé!
     
  8. Hoàng T Minh Hải

    Bài viết:
    9
    Giá như mình có thể đọc được bài này sớm hơn
     
    Tiên Nhi, chiqudollThùy Minh thích bài này.
  9. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Chị không nhớ thôi chị ạ, tui giao bài này cho các chị làm từ đời tám hoánh nào rồi, tìm lại tập đề xem đúng không? Làm sai cả câu đã cho làm rồi, bùn.
     
    Tiên Nhichiqudoll thích bài này.
  10. Hoàng T Minh Hải

    Bài viết:
    9
    Lâu lâu cô chưa ra đề này‍
     
    Thùy Minh thích bài này.
  11. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Làm rồi thì tự xem lại thôi chứ, làm lần nữa lại bảo cô túng đề, hết ý tưởng hay sao..
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...