Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và trả lời các câu hỏi: Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: "Cục.. cục tác cục ta" Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ Tiếng gà trưa Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng Tiếng gà trưa Có tiếng bà vẫn mắng: – Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt! Cháu về lấy gương soi Lòng dại thơ lo lắng Tiếng gà trưa Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu Cho con gà mái ấp Cứ hàng năm hàng năm Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi Mong trời đừng sương muối Để cuối năm bán gà Cháu được quần áo mới Ôi cái quần chéo go Ống rộng dài quét đất Cái áo cánh chúc bâu Đi qua nghe sột soạt Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ (Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh) Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Câu 2. Trong bài thơ ai là người kể chuyện? Nội dung kể chuyện là gì? Câu 3. Hình ảnh đàn gà của bà trong kí ức của cháu được miêu tả như thế nào? Câu 4. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của bà dành cho người cháu. Gợi Ý Câu Trả Lời Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ. Câu 2: Người kể chuyện là người cháu tham gia vào cuộc kháng chiến. Nội dung kể chuyện: Khi người cháu hành quân nghe tiếng gà chợt gà bên xóm chợt nhớ về tuổi thơ với bao kí ức tươi đẹp, kỉ niệm đáng nhớ khi còn ở bên bà. Tiếng gà giúp người cháu nhận thức được bổn phận, trách nhiệm của mình khi tham gia kháng chiến để bảo vệ, giữ gìn sự bình yên cho quê hương, đất nước và con người. Câu 3: Hình ảnh đàn gà trong kí ức của người cháu được miêu tả thông qua từng chi tiết, hình ảnh cụ thể, sinh động gây cuốn hút, hấp dẫn người đọc: Đó là ổ rơm hồng những trứng, con gà mái mơ khắp mình hoa đốm trắng, con gà mái vàng lông óng màu nắng.. Qua các chi tiết, hình ảnh về đàn gà, ta thấy sự khỏe khoắn, đông đúc, dễ thương, đáng yêu của đàn gà. Từ đó tác giả thể hiện tình cảm yêu thương của người bà chăm chút kĩ lưỡng cho đàn gà từng chút một thể hiện mơ ước về cuộc sống ấm no, đủ đầy và hạnh phúc. Tấm lòng của người bà dành cho cháu luôn hy sinh mọi thứ chỉ để lo cho cuộc sống ấm êm của người cháu. Thông qua các chi tiết, hình ảnh cụ thể, tác giả bày tỏ lòng biết ơn, sự yêu thương, trân trọng tấm lòng của người bà dành cho cháu. Câu 4: Tình cảm của người bà dành cho cháu đó là thứ tình cảm thiêng liêng. Bà chăm nuôi đàn gà để lo cho cuộc sống sau này của người cháu. Với bằng tình yêu thương vô hạn dành cháu, bà không quản ngại nỗi vất vả, khó khăn, nhọc nhằn. Bài thơ mang lại sự xúc động khôn nguôi cho người đọc, bởi tấm lòng, tình cảm yêu thương, sự hy sinh của người bà dành cho cháu vô cùng to lớn.
"Tiếng gà trưa" là bài thơ hay, chứa chan tình yêu thương của nhà thơ Xuân Quỳnh nhằm đề cao, ca ngợi tấm lòng, sự hy sinh cao quý của người bà dành cho cháu. "Tiếng gà trưa" gắn liền với kí ức tuổi thơ tươi đẹp, kỉ niệm khó quên bên người bà. Tiếng gà in sâu trong lòng tác giả nhắc nhủ mỗi người hãy luôn ghi nhớ, đền đáp công ơn của người bà đã không quản ngại bao khó khăn, vất vả, nhọc nhằn để lo cho cháu đủ cái ăn cái mặc. Đọc bài thơ: "Tiếng gà trưa" ta cảm nhận được sự trong trẻo, tươi tắn của kí ức tuổi thơ thật hồn nhiên, vô tư vô lo của người cháu bên người bà tần tảo sớm hôm. Bài thơ thực sự lay động lòng người, chạm đến trái tim người đọc bởi tác giả sử dụng ngôn từ hết sức chân thực, gần gũi và thân thương.