I. Tìm hiểu chung - Năm 1902, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn. - Bài thơ viết bằng chữ Hán có nhan đề là: Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư. - Thể loại: Song thất – lục bát. - Bố cục: + Đoạn 1: 2 câu thơ đầu. + Đoạn 2: 20 câu tiếp theo. + Đoạn 3: Còn lại. II. Đọc hiểu văn bản 1. Nỗi đau ban đầu - Cách xưng hô: "Bác Dương" – đây là cách xưng hô thân thiết, kính trọng (người miền Bắc). - Cách dùng từ "thôi đã thôi rồi" : Cách nói giảm nói tránh giảm bớt nỗi đau mất bạn. - "Man mác, ngậm ngùi" : Các từ láy, diễn tả nỗi đau kéo dài như vô cùng tận nỗi đau từ chính cõi lòng nhà thơ lan tỏa ra cả không gian rộng lớn, bao la. Lời thơ như một tiếng than đầy thương tiếc, nhẹ nhàng mà thắm thiết. Nghệ thuật nói giảm, cách dùng hư từ và những hình ảnh mang tính tượng trưng, làm nhẹ nỗi đau đớn khi nghe tin bạn mất. 2. Nhớ lại kỷ niệm gắn bó Những kỷ niệm đẹp giữa hai người: - Cùng vãn cảnh thiên nhiên. - Cùng đi nghe hát. - Cùng uống rượu, bình văn. - Cùng hưởng lộc và cùng chung cảnh hoạn nạn của đất nước khi bị thực dân Pháp xâm lược. - Cuộc gặp gỡ cuối cùng. Đây là những kỷ niệm kéo dài từ thời tuổi trẻ cho đến lúc về già thể hiện tình bạn keo sơn gắn bó. Tiếng khóc như giãi bày, làm sống lại những kỷ niệm của tình bạn thắm thiết. Tiếng khóc mang cảm hứng nhân sinh của những kẻ bất lực trước thời cuộc. 3. Trở lại nỗi đau mất bạn Rượu ngon không có bạn hiền Không mua, không phải không tiền không mua? - Muốn gặp bạn nhưng tuổi già không cho phép. Nay bạn mất, đau đớn vô cùng. - Mất bạn trở nên cô đơn: Rượu không muốn uống, thơ không muốn làm, đàn không gảy, giường treo lên. - Kết cấu trùng điệp, điệp ngữ: "Không có, không mua, không phải" (điệp từ "không" 5 lần) cảm giác nức nở, sự trống vắng đến nghẹn ngào, chua xót. - Sử dụng điển tích Trung Quốc: Trần Phồn, Bá Nha, Tử Kì tình bạn tri âm tri kỷ. - Từ "đàn" đầu câu láy lại cuối câu: Trạng thái ngẩn ngơ chuyển sang thống thiết, tình cảm như đợt sóng trào dâng. - Sự tinh tế ở hai câu thơ cuối "tuổi già.. chứa chan" (lão nhân khốc vô lệ) : Không còn nước mắt để khóc bạn, kỳ thực câu thơ đầm đìa nước mắt. - Nỗi đau không bi lụy: + Quan niệm của nhà thơ: Sống gửi, chết về. + Giọng thơ hờn dỗi. Nỗi đau xót khi mất đi người bạn tri kỷ, lòng thương cảm sâu sắc, mãnh liệt. III. Tổng kết Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem