Đoạn văn ngắn về lòng biết ơn Bài làm Truyền thống của Việt Nam ta có nhiều đạo lý tốt đẹp dạy con người ta sống tích cực hơn. Một trong số đó chính là lòng biết ơn. Điều này ảnh hưởng đến nhân cách và phát triển của mỗi người. Lòng biết ơn là tấm lòng tri ân, luôn ghi nhớ những công ơn nuôi dạy và giúp đỡ của người khác đối với mình. Lòng biết ơn thể hiện ở những hành động, cử chỉ, lời ăn tiếng nói của một người đối với người có công giúp mình. Người có lòng biết ơn luôn có thái độ tôn trọng, kính mến, biết đền đáp, báo công ơn của người khác. Ở Việt Nam hiện nay có vô số những ngày lễ, hoạt động để mỗi người, mỗi thế hệ học sinh có thể tri ân người đã dạy dỗ mình như Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 để cảm ơn các thầy cô, 9-5 hằng năm là ngày của mẹ để con cái báo hiếu.. Còn có những ngày lễ mang tính chất tưởng nhớ như Ngày thương binh liệt sĩ 27-7 tôn lên những con người anh hùng đã đổ máu cho cuộc sống của ta ngày nay. Ta cũng có thể gọi lòng biết ơn là sợi dây gắn kết tình cảm giữa người với người. Nhưng đối diện với những điều tốt đẹp này vẫn có đó những người "vong ơn bội nghĩa", "qua cầu rút ván". Đều là những hành vi đáng chê trách, cần được lên án và sửa đổi. Đánh mất sự biết ơn chính là đánh mất đi nhân cách của con người. Xã hội loài người sẽ tồi tệ đến mức nào nếu con người ta sống với một trái tim vô tâm, nguội lạnh. Lòng biết ơn chính là một vẻ đẹp trong cuộc sống, bất kể ai giúp mình dù nhỏ hay lớn, họ cũng đều xứng đánh được nhớ đến và đền đáp. Dân ta phải có ý thức, nâng niu những thành tựu truyền thống, sống với một trái tim biết ơn đúng với những gì mà ông cha ta đã và luôn nhắc nhở: "Đường mòn nhân nghĩa không mòn."