Đoạn văn phân tích hình ảnh bà Tú trong tác phẩm Thương vợ - Văn học 11

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi hnpng, 9 Tháng hai 2022.

  1. hnpng

    Bài viết:
    8
    Thời xưa, dưới chế độ phong kiến suy tàn, mục nát, số phận người phụ nữ luôn bị trói buộc bởi xã hội bất công, một xã hội 'trọng nam khinh nữ'. Nếu như các nhà thơ đương thời khác lấy hình ảnh người vợ để đề cao bản thân mình thì thì Tế Xương lại khác lại lấy hình ảnh người vợ của mình để chê trách bản thân mình. Hình ảnh bà Tú hiện lên trong tác phẩm "Thương vợ" không chỉ hiện lên từ dáng vóc, hình hài mà còn là những phẩm chất cao đẹp của một người vợ. Bà hiện thân cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam:

    "Quanh năm buôn bán ở mom sông

    Nuôi đủ năm con với một chồng."


    Công việc buôn bán của bà Tú diễ ra hằng ngày 'quanh năm' ở 'mom sông'. Một mình bà phải chịu hai nợ, hai gánh nặng là chồng và năm con nhưng không hề kêu ca phàn nàn.'Nuôi năm con' đã vất vả nhưng dẫu sao đó cũng là trách nhiệm của người mẹ nhưng lại nuôi thêm 'một chồng', hóa ra trong gia đình ông Tú, bà Tú mới là người trụ cột. Nuôi chồng không phải là trách nhiệm mà là gánh nặng. Như Xuân Diệu từng nhận xét rằng ' Hóa ra ông chồng cũng phải nuôi, tựa hồ như lũ trẻ bé bỏng nên mới đếm ngang hàng với chúng nó, một miệng ăn, hai miệng ăn'. Và bên cái gánh nợ đời mà bà Tú phải gánh dù chỉ là số ít nhưng đã trĩu lệch đi hẵng. Thế mới thấu người phụ nữ ấy tài ba vô cùng, đáng trân trọng.

    "Lặn lội thân cò khi quãng vắng

    Eo sèo mặt nước buổi đò đông."


    Hình ảnh con cò trong không gian mom sông suốt quanh năm kết hợp biện pháp đảo ngữ đã làm nổi bật lên nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Ca dao xưa khi nói đến người phụ nữ thường liên tưởng đến thân cò gầy gọc, lênh đênh, khổ cực:

    "Con cò lặn lội bờ sông

    Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non."


    Người phụ nữ vốn yếu đuối, mỏng manh, nhỏ bé nay lại gánh vác trọng trách cao cả, một thân nuôi cả gia đình. Chính xã hội phong kiến đã đẩy bà vào nổi đau số phận nhưng bà vẫn thuận theo số phận ấy, bất chấp khó khăn để kiếm miếng cơm manh áo nuôi đủ ' năm con với một chồng' . Câu thơ ' Èo seo mặt nước buổi đò đông' cho thấy sự cánh tranh, vật lộn trong cuộc sống mưu sinh. Ngoài ra còn cho thấy sự tháo vát, đảm đang, chu đáo với gia đình, sự hy sinh cao cả cho chồng con, cho gia đình.

    "Một duyên hai nợ âu đành phận

    Năm nắng mười mưa dám quản công."


    Vận dụng thành ngữ để bộc bạch nỗi niềm của tác giả cũng chính là cảnh ngộ cơ cực của bà Tú phải chịu. 'Duyên-nợ' vốn là quan niệm của người Á Đông nói về việc được se duyên kết tóc. Vợ chồng đến với nhau không do duyên mà do nợ, là do kiếp trước mắc nợ nên kiếp này phải trả, theo cách nghĩ ấy nghĩa vợ chồng đã gánh lên người phụ nữ như một số mệnh không thể tránh khỏi chỉ còn cách chấp nhận. Vì một chữ duyên mà phải gánh lên mình hai chữ nợ đè lên đôi vai những'năm nắng, mười mưa' . Phép tăng tiến làm bà Tú gắn với ông Tú là bao nhọc nhằn, cơ hàn. Vậy mà người phụ nữ ấy 'âu đành phận' đâu 'dám quản công' chấp nhận mà chẳng nề hà, một lời than vãn. Có lẽ với bà Tú hi sinh cho gia đình là lẽ đương nhiên, người phụ nữ ấy không chỉ giỏi giang mà còn cao cả, thấu hiểu, giàu lòng vị tha, yêu thương gia đình. Có thể nói lấy được bà Tú là thành công trên toàn thất bại của ông Tú. Tú Xương tuy đã thấu hiểu, đề cao hình ảnh người vợ nhưng dường như đó chỉ là cách duy nhất mà oonng có thể làm cho vợ mình trước xã hội phong kiến thời bấy giờ. Càng khiến ta cảm thông sâu sắc cho người phụ nữ trong xã hội xưa, phê phán chế độ đương thời thối nát, chà đập lên những người phụ nữ 'tài sắc vẹn toàn'.
     
    yunshen1046 thích bài này.
    Last edited by a moderator: 14 Tháng mười một 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...