Đoạn 1: Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều truyền thống đạo lí tốt đẹp. Trong đó, không thể thiếu được truyền thống "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" thể hiện lòng biết ơn. Nghĩa đen của câu tục ngữ này là khi ta ăn một quả thì phải nhớ đến người vun trồng cây để cho ra quả. Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ là khi chúng ta tận hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ, biết ơn người đã tạo nên thành quả đó. Câu tục ngữ đã nhắc nhở chúng ta về lối sống trân trọng biết ơn. Vậy lòng biết ơn được biểu hiện như thế nào? Trên thế giới có rất nhiều ngày lễ như giỗ tổ Hùng Vương, thầy thuốc Việt Nam, Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam.. là những ngày lễ đặc biệt mà thế hệ trẻ hướng về gia đình, thầy cô, những người có công với đất nước.. Vậy tại sao chúng ta phải "ăn quả nhớ kẻ trồng cây"? Nó thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Không chỉ vậy, nó còn giúp mọi người gắn kết với nhau hơn. Đặc biệt, người có nó sẽ luôn được mọi người yêu quý tôn trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, lại có không ít những kẻ ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ mà không nhớ đến những người tạo nên. Đó là những kẻ vong ơn bạc nghĩa đáng bị lên án phê phán. Câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng đắn. Nó thể hiện phẩm chất, cốt cách cao đẹp của con người. Là học sinh, hãy luôn ghi nhớ những công ơn của thế hệ đi trước để lại. Đoạn 2: Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là lời nhắc nhở sâu sắc về lòng biết ơn đối với những người đã tạo ra giá trị cho cuộc sống của chúng ta. Nó khuyên răn mỗi người cần trân trọng công lao của những thế hệ đi trước, những người đã lao động, hy sinh để đem lại thành quả ngày hôm nay. Ý nghĩa này không chỉ đúng trong đời sống hàng ngày mà còn thể hiện trong lịch sử dân tộc. Ví dụ, chúng ta được sống trong hòa bình, tự do là nhờ sự hy sinh xương máu của biết bao thế hệ cha anh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Những anh hùng như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi đã hiến dâng cả tuổi trẻ để bảo vệ Tổ quốc, để chúng ta được "ăn quả ngọt" của độc lập, tự do. Trong cuộc sống hiện đại, câu tục ngữ còn nhắc nhở chúng ta biết ơn cha mẹ, thầy cô – những người đã dưỡng dục và truyền đạt kiến thức. Cha mẹ là người luôn tần tảo sớm hôm, hy sinh vì tương lai con cái. Thầy cô tận tâm truyền thụ kiến thức, giúp học sinh xây dựng nền móng tri thức vững chắc. Như vậy, "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" không chỉ là bài học về lòng biết ơn, mà còn là lời khuyên sống có đạo lý, gìn giữ những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc. Sống biết ơn là cách để chúng ta tiếp nối và lan tỏa những giá trị cao quý đó cho thế hệ mai sau.