Đoạn văn mẫu: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Lê Gia Hoài, 9 Tháng mười một 2018.

  1. Lê Gia Hoài

    Bài viết:
    556
    Trong bài "Để gió cuốn đi" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng" đã cho ta bài học quý giá về tình yêu và lòng nhân ái trong cuộc sống. Tấm long là tình cảm, sự yêu thương, quan tâm, sẻ chia.. đối với những người xung quanh. Sống trong xã hội, mọi người cần biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là với những người có hoàn cảnh nghèo khổ, bất hạnh để cuộc sống trở nên tốt đẹp, ý nghĩa, người với người gần nhau hơn. Sống có tấm lòng là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Lời bài hát đề cập đến một quan niệm sống cao đẹp mang giá trị nhân đạo nhân văn sâu sắc: Mỗi người cần có một tấm lòng vị tha, nhân ái, cởi mở, chân thành, biết yêu thương, sẻ chia với đồng loại, biết cảm nhận những vẻ đẹp của con người và cuộc sống. Đồng thời mỗi người cũng phải biết trân trọng giá trị cuộc sống của chính mình.

    Tấm lòng đó không chỉ thể hiện trong suy nghĩ mà còn thể hiện bằng hành động, việc làm đem lại lợi ích cho cuộc sống, cho đời một cách vô tư, không vu lợi, phô trương. Tuy nhiên, có một số kẻ chỉ biết tô điểm cho bản thân mà không quan tâm đến cộng đồng. Điều này thật đáng phê phán. Từ đó, lời bài hát kêu gọi chúng ta hãy hướng đến cộng đồng, quan tâm đến những người xung quanh, biết chia sẻ, vượt lên những suy nghĩ và hành động ích kỉ để tạo nên một cuộc sống tốt đẹp. Mỗi học sinh hôm nay hãy có "Tấm lòng" với những người xung quanh mình: Với bạn bè, thầy cô, với cha mẹ, ông bà, anh chị em.. Cho đi những tấm lòng ấy các bạn sẽ nhận được tấm lòng từ chính những người quanh mình.

    Lê Gia Hoài giới thiệu
     
    Love cà phê sữaMạnh Thăng thích bài này.
    Last edited by a moderator: 27 Tháng chín 2020
  2. Đăng ký Binance
  3. Mem

    Bài viết:
    18

    Ý nghĩa Sống trong đời sống cần có một tấm lòng


    "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi..". Lời bài hát với âm điệu du dương của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhẹ nhàng đi vào lòng người như một lời nhắc nhở đầy chân thành và ấm áp, cái ấm áp của tình người, tình đời.. Đối với tôi, lời nhắc nhở ấy chính là một quan niệm sống, một triết lí sống quý báu.

    Tôi cho rằng triết lý sống là những điều được rút tỉa, chắt lọc bởi những trải nghiệm trong cuộc sống, nó làm nền tảng cho tinh thần con người. Triết lí sống liên quan mật thiết đến những định hướng sống của con người như lí tưởng sống, niềm vui, thái độ sống, các quan niệm về hạnh phúc thiện ác.

    Mỗi con người sinh ra trên thế gian này đã là một niềm hạnh phúc lớn lao. Nhưng sinh ra để sống trong vô nghĩa thì cái diễm phúc lớn lao kia lại trở thành một thứ bi kịch chua xót. Ý nghĩa cuộc sống – điều làm nên hạnh phúc thực sự, để hạnh phúc tồn tại lâu bền nhất lại chỉ vang lên nhịp đập của nó khi được nuôi dưỡng bởi suối nguồn của tình yêu thương. Dường như quy luật ấy đã trở thành muôn thuở và là chân lý của cuộc sống. Cũng bởi thế mà đã có ý kiến cho rằng: "Tình thương là hạnh phúc của con người."

    "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng" đó là tiêu chuẩn đánh giá tư cách làm người. Yêu thương ở đây nghĩa là sống phải có tình thương. Dù mơ hồ hay rõ ràng, tôi nghĩ rằng ai trong chúng ta cũng có thể nhận ra tình thương là những tình cảm đẹp đẽ và nồng nhiệt của con người, gắn kết những trái tim đồng cảm. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn và cao hơn cả là tình người nói chung. Đó có thể là những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất từ sự quan tâm, chăm sóc nhau trong cuộc sống đến những tình cảm lớn lao hơn mang tính cộng đồng.

    Tình thương là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng, là tình cảm chỉ trao đi mà không cần nhận lại, không vụ lợi, không toan tính. Có thể nói, tình thương là một thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người. Tình thương mang lại một sức mạnh kì diệu và nhiệm màu, nó được ví như loại thảo dược mọc ở tất cả nơi đâu có dấu chân con người, một cây nấm linh chi quý giá và bổ dưỡng cho tất cả mọi can bệnh nan y, một củ nhân sâm khó tìm giữa cuộc đời vốn bao quanh là đầy rẫy những củ nhân sâm hình người giả. Và kết quả của sự yêu thương đó là sự thỏa mãn của con tim: Cái được gọi là niềm hạnh phúc. Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản và bình dị thế thôi.

    Trao đi yêu thương một cách tự nhiên, chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc xứng đáng. Bởi: Khổ đau được san sẻ sẽ vơi đi còn hạnh phúc được sẻ chia sẽ nhân đôi. Đúng vậy, được yêu thương là một hạnh phúc, nhưng yêu thương người khác còn là một hạnh phúc lớn hơn. Tình yêu thương cũng không nằm ngoài định luật bảo toàn năng lượng của ngành vật lí: Nó ví như một dạng năng lượng bất biến, tình yêu thương chỉ truyền từ nơi này sang nơi khác, chuyển từ dạng này sang dạng khác mà thôi. Những người trao tặng và đón nhận tình yêu thương cũng đang làm một sứ mệnh chuyển giao như thế. Người trao tặng yêu thương và ban phát tình thương nhận về minh niềm vui, niềm hạnh phúc khi được cảm thông, thấu hiểu, giúp đỡ những người khó khăn hơn mình, đó có thể không phải là sự giúp đỡ về vật chất mà là những giá trị về tinh thần, điều còn quý gia hơn gấp bội.

    Tôi đã từng đọc một câu chuyện xúc động kể lại cuộc đời của một người đàn ông có tên là Mark. Câu chuyện đó được in trong cuốn "hạt giống tâm hồn" của Martin Luther king, nó như một bài thánh ca cho sự hiện hữu của tình thương luôn tràn ngập. "Trong một đêm mưa tầm tã, Mark đã quyết định chấm dứt cuộc đời mình. Mark không có vợ, chưa từng tìm thấy niềm hạnh phúc bên cạnh gia đình, làm một công việc bất đắt dĩ và dường như trên thế gian này không còn ai quan tâm đến sự tồn tại của ông nữa. Mark đi dọc những con phố, thẫn thờ đến nỗi không để ý đến một câu bé đang cầm tờ hai đô la đứng bên một hàng truyện. Cậu bé ngay cả đến sau nay Mark cũng không biết tên, nhìn thấy ông ướt sũng và khuôn mặt buồn rầu đang thất thần đi tới giữa ngã tư. Cậu bé bối rối nhìn Mark một chặp rồi từ bỏ ý định mua truyện để thay vào đó dùng một đô la mua một cây viết. Cậu bé chạy lại bên ông già Mark khốn khổ và đặt vào lòng bàn tay ông một đô la còn lại của mình và ôm Mark một cái thật nhanh. Cậu bé bỏ đi mà không biết rằng cuộc đời Mark đã thay đổi từ đó. Thật khó tin những điều đơn giản ấy thôi lại có thể thay đổi được cả cuộc đời của một con người đã sống trong sự cô đơn gần suốt hai mươi năm qua. Trên tờ một đô la ấy là dòng chữ nguệch ngoạc của cậu bé kì lạ" còn có ai đó yêu thương ông mà ". Martin Luther King đã nói đúng, mỗi người đều có thể trở nên vĩ đại, chỉ cần trái tim chan chứa lòng khoan dung và tâm hồn luôn tràn ngập một tình yêu thương. Cậu bé với trái tim bằng vàng là một ánh cầu vồng phản chiếu bản năng yêu thương có sẵn của con người. Bản năng ấy cứu vớt cuộc đời, đưa những người trao tặng yêu thương đến một thế giới của tâm hồn đẹp và cũng mở ra cho những con người đón nhận tình yêu thương một chân trời mới không còn sự cô đơn và lạc lõng.

    Còn nhiều lắm những con người mong muốn đem đến hạnh phúc cho mọi người." Tôi không cần được nhớ đến"đó là câu nói của tỷ phú Mỹ Bill Gate, người đã đem hết của cải kếch xù của mình để làm từ thiện. Ông muốn đem đến cho những con người nghèo khổ, bệnh tật đang ngày ngày đấu tranh giành giật cuộc sống với tử thần một cuộc sống tốt đẹp hơn..

    Nơi đánh mất tình thương, đó là một địa ngục. Nơi chất chứa tình yêu, một thiên đường đã mở ra trước mắt. Nếu cuộc sống với những hạnh phúc và khổ đau làm nên hai bến bờ thì chính tình yêu thương là cầu nối hai bến bờ ấy, để hạnh phúc kia xóa tan mọi đau khổ và hiềm khích.

    Sưu tầm.
     
    Mạnh Thăng thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...