Đoạn văn mẫu: HIV/AIDS và tuổi trẻ Việt Nam

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Lê Gia Hoài, 31 Tháng mười 2018.

  1. Lê Gia Hoài

    Bài viết:
    556
    Đại dịch HIV/AIDS là căn bệnh của thế kỉ, nó đang từng ngày tấn công và cuốn nhiều người trẻ tuổi vào vực thẳm tối đen của HIV/AIDS. HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người. AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong khoảng thời gian trung bình là 5 năm. Tuổi trẻ là lứa tuổi vừa mới bước chân vào đời, thích tìm hiểu những điều mới lạ, nên họ không dùng thời gian để ngẫm nghĩ mà dùng thời gian để thử những cái mới. Đó chính là lí do dẫn đến nhiễm HIV/AIDS của giới trẻ. Căn bệnh thế kỉ này làm suy thoái thể chất, sức khỏe của con người, đặc biệt còn cướp đi tâm hồn trong trắng của những bạn trẻ giàu ước mơ, khát vọng. HIV/AIDS – căn bệnh không thuốc chữa đem đến hậu quả sau cuối cùng không gì khác ngoài cái chết đối với những người đã và đang mang nó trong mình. HIV/AIDS luôn rình rập và tấn công các bạn trẻ qua nhiều con đường mà phổ biến nhất là tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục không an toàn. Vậy nên chúng ta hãy dùng lí trí để kiểm soát hành động, tránh xa HIV/AIDS khi đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cùng nói không với HIV/AIDS.

    Lê Gia Hoài giới thiệu
     
    Thanh ThỏHany thích bài này.
  2. Lê Gia Hoài

    Bài viết:
    556
    Viên thuốc độc duy nhất bóp chết tâm hồn con người bởi vị đắng và vị của sự khắc nghiệt có lẽ là ích kỉ. Nó sinh ra từ chính sự đố kị, ghen ghét, không gian chật hẹp trong trái tim bạn khi ở trong một tập thể, cộng đồng. Ích kỉ thể hiện ở nhiều mặt, có thể là không thích san sẻ vì sợ bản thân thiệt thòi hơn, là nhỏ nhen trước sự hối lỗi của người khác.. Song thử hỏi trong cuộc sống này ai hạnh phúc hơn ai, ai thành công hơn ai? Biết chia sẻ với mọi người có nghĩa là bạn đang ghép cho trái tim mình những tế bào nhân ái mạnh khỏe, còn ích kỉ giữ khư khư dẫu những gì nhỏ nhặt nhất cũng đủ làm già nua gốc rễ tâm hồn. Bởi bạn đang tự tách mình khỏi mối quan hệ với mọi người, cộng đồng, khỏi tình cảm ấm áp của nhân loại. Chưa đủ, ích kỉ chính là con virus đẩy lùi sự phát triển văn minh con người, rõ nhất là hệ lụy của nó-căn bệnh vô cảm. Chỉ vì chỉ ích kỉ, xem trọng bản thân mà không quan tâm đến người khác mà không ít những vụ vợ chồng, anh em.. sát hại nhau vì một câu nói, hành động không vừa mắt, hay vì của cải cha mẹ chia không vừa ý. Chúng ta cần lên án những kẻ vị kỉ cá nhân nghiêm trọng kia, giúp đỡ những ai còn đang mềm yếu trước virus ích kỉ và ca ngợi, trân trọng lòng tốt của mọi người. Cuộc sống nồng nàn hương vị hạnh phúc khi ta đối mặt với tinh xấu-ích kỉ, đương nhiên sẽ ngập tràn oán hờn nếu lựa chọn xuôi theo nó.

    Lê Gia Hoài giới thiệu
     
  3. Lê Gia Hoài

    Bài viết:
    556
    Để sống một cuộc đời có ý nghĩa, con người không thể thiếu đi những khát vọng chân chính. Vậy khát vọng là gì? Nó đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta? Khác với tham vọng, khát vọng chính là mong muốn hướng tới những điều lớn lao, tốt đẹp với sự thôi thúc mãnh liệt đến từ sâu thẳm trái tim con người. Nó đem đến một mục đích sống cao đẹp, trở thành động lực giúp ta vượt qua khó khăn trên đường đời. Đồng thời, nó cũng nâng ta lên khỏi những cái tầm thường, vươn tới cái cao cả, thuần khiết hơn, trở thành nền tảng quan trọng để có thể kiến tạo nên lợi ích cho gia đình và xã hội. Thử hỏi, cách đây hơn một trăm năm, nếu người thanh niên Nguyễn Tất Thành không vì khát vọng giành lại độc lập cho dân tộc mà đặt chân lên con tàu Đô đốc Đờ Tác – tơ – ri, biết đến bao giờ chúng ta mới được sống trong hòa bình như ngày hôm nay? Và nếu không có những con người dám ước mơ, dám thực hiện như Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, có lẽ thương hiệu ô tô Made in Vietnam 100% sẽ chẳng bao giờ trở thành hiện thực. ..Những người biết khát vọng vươn lên xứng đáng để mỗi chúng ta nêu gương và học tập. Tuy nhiên bên cạnh những con người biết khát vọng và hướng đến những điều tốt đẹp thì trong xã hội vẫn còn đâu đó những con người không biết vươn lên, tự mãn với bản thân. Những người như vậy sẽ làm xã hội đi xuống, họ đáng bị phê phán và lên án. Nói tóm lại, tất cả chúng ta, trong đó có tôi, hãy xây dựng cho mình một khát vọng cao cả và nỗ lực hết sức để biến nó thành hiện thực. Bởi nếu cuộc đời này là bầu trời rộng lớn, khát vọng chính là đôi cánh giúp ta có thể bay xa.

    Lê Gia Hoài giới thiệu
     
  4. Lê Gia Hoài

    Bài viết:
    556
    Thế giới đang yên bình, cuộc sống của nhân loại đang diễn ra rất êm đềm tươi đẹp vậy mà chỉ một vài chiếc kíp nổ trong những quả bom của những kẻ khủng bố được kích hoạt.. Thế là tất cả tất cả đã biến thành một đống đổ nát, chết chóc vô cùng tang thương và khủng khiếp. Những kẻ khủng bố - tội nhân man rợ của loài người là những kẻ sát nhân, hủy diệt cuộc sống của con người. Khủng bố là một hình thức đấu tranh xã hội cực đoan bằng bạo lực, dùng bạo lực làm thước đo mức độ đấu tranh. Có thể nói khủng bố là một vấn nạn của toàn cầu không ở đâu, không nơi nào trên thế giới không phải đối mặt với nó. Khủng bố xuất hiện với nhiều cấp độ, nhiều hình thức và nhiều phương cách khác nhau, tất nhiên nó cũng để lại nhiều hậu quả khác nhau. Khủng bố mang cấp độ nhà nước là một nước nào đó dùng bạo lực chính trị có tổ chức để tấn công một nhà nước khác nhằm đạt được mục đích của mình. Các tổ chức khủng bố trên thế giới là một nhóm người dùng bạo lực để gây sức ép đối với một thể chế chính trị, một bộ phận dân cư. Khủng bố cá nhân là dùng hình thức bạo lực đối với cá nhân khác làm cho các cá nhân bị khủng bố sẽ bị trực tiếp ảnh hưởng về mọi vấn đề. Có thể nói rằng nguyên nhân: Lợi ích kinh tế, chính trị, quyền lực, xung đột không giải quyết được giữa các đảng phái, tôn giáo trong xã hội, sự ích kỉ, độc ác, vô nhân tính của con người.. Khủng bố dù ở cấp độ nào, ở dạng huống nào thì hậu quả của nó cũng vô cùng lớn đối với nhân loại: nó đe da sự sống của một quốc gia, dân tộc, đe dọa an toàn về tính mạng, của cải, an ninh xã hội, tạo áp lực nặng nề về tâm lí.. Để vấn nạn khủng bố bị trấn áp và triệt thoái khỏi cuộc sống của nhân loại cần có nhiều biện phá, cần có sự chung tay của tất cả các quốc gia, các tổ chức chính trị trên thế giới. Không lạm dụng bạo lực trong ngăn chặn khủng bố. Giải quyết tốt các vấn đề về lợi ích dân tộc, giai cấp, nhóm người trong xã hội.. và đặc biệt chú ý nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân loại. Nói tóm lại khủng bố là hành động phản chính trị, phản nhân văn cần bị lên án và tiêu diệt. Để xây đắp hòa bình trong bối cảnh thế giới hiện nay, đó không chỉ là chuyện to lớn vĩ đại của các chính trị gia mà bắt nguồn từ những hành động nhân ái từ chính mỗi người bình thường.

    Lê Gia Hoài giới thiệu.
     
  5. Lê Gia Hoài

    Bài viết:
    556

    Có khi nào bạn tự hỏi rằng từ bé đến lớn bạn đã nói lời cảm ơn bao nhiêu lần chưa? Lời cảm ơn có lẽ là một trong những lời nói chân thành nhất xuất phát từ trái tim từ tấm lòng của chính mình. Cảm ơn là một thái độ trân trọng biết ơn những gì mà người khác đã làm cho ta đem lại cho ta những điều tốt đẹp. Cảm ơn chính là một cách thể hiện tình cảm, lối ứng xử lịch sự, lễ phép, biết tôn trọng đến những người xung quanh mình. Văn hóa cảm ơn chính là nét đẹp vốn có của một con người. Lời cảm ơn dù chỉ là bé nhỏ nhưng lại có thể đánh giá được nhân phẩm của một con người. Thế giới sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu ta biết cảm ơn ta biết trân trọng những thành quả mà người khác đã làm cho ta. Nét đẹp của lối sống này diễn ra thường xuyên biểu hiện ở lời nói, cử chỉ, hành động và nằm ngay trong chính tình cảm của mỗi người. Cảm ơn thực ra chỉ là một cách hành xử biết điều, lễ phép, lịch sự. Nét đẹp này không phô trương ra bên ngoài nhưng lại khiến người xung quanh yêu quý mình. Hằng ngày chúng ta gặp gỡ bao nhiêu chuyện, tiếp xúc bao nhiêu chuyện. Lời cảm ơn khi được bạn bè giúp đỡ, cảm ơn khi đi lạc đường được một người lạ chỉ giúp, cảm ơn vì hôm nay xe thủng xăm và có người đưa mình về. Chỉ là một lời nói đơn giản và rất dễ dàng thể hiện. Hoặc đơn giản hơn là nói lời cảm ơn ba mẹ vì đã nuôi dạy mình lớn khôn, có thể tự lập được. Nhưng dường như lời nói cảm ơn với ba mẹ lại khó khăn vì bạn nghĩ nó sáo rỗng, không thật. Đây là lời cảm ơn chân thành nhất mà ba mẹ vẫn mong một lần con cái sẽ nói với mình. Giá như ai cũng biết nói lời cảm ơn thì thế giới sẽ toàn là màu hồng, ai cũng sẽ hết lòng vì người khác. Xã hội sẽ tiến bộ hơn văn minh hơn. Giữa người với người sẽ tràn ngập yêu thương. Hãy nói cảm ơn với tất cả và đặc biệt là cảm ơn những thất bại vì chính những thất bại ấy đã cho ta thêm kinh nghiệm để có những thành công sau này. Những người trẻ chúng ta phải học để nói lời cảm ơn. Nó không chỉ là một truyền thống tốt đẹp mà nó còn là những cư xử đẹp để mọi người yêu thương và chia sẻ cho nhau nhiều hơn. Vậy hãy cảm ơn và đừng ngần ngại nói lời cảm ơn với tất cả yêu thương.

    Lê Gia Hoài giới thiệu.

     
  6. Lê Gia Hoài

    Bài viết:
    556
    Dân ta có câu nói rất hay "lời chào cao hơn mâm cỗ". Tuy nhiên hiện nay nhiều người trong giới trẻ tỏ ra "lơ đãng" trước văn hóa chào hỏi. Lới chào không chỉ thể hiện sự tôn kính giữa những người trẻ với người cao tuổi mà tùy vào điều kiện, mối quan hệ, giao tiếp, giữa mọi người với nhau. Tuy nhiên, hiện nay trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nhiều luồng văn hóa du nhập vào nước ta, mối quan hệ giao tiếp với mọi người với nhau, đặc biệt là văn hóa chào hỏi đang ít nhiều bị xem nhẹ. Thậm chí nhiều người còn quên mất lời chào, hoặc lời chào đã được đơn giản hóa. Vì vậy đôi khi lời chào chỉ được thực hiện qua loa, chiếu lệ. Có tình trạng sống cùng ngõ, hẻm, khu phố.. và biết rõ nhau thế nhưng khi gặp người quen là người lớn tuổi hơn mình thì lại tỉnh bơ không chào hỏi. Chính vì vậy mà ra đường, đến trường chúng ta không thấy ngạc nhiên vì trẻ nhỏ không chào hỏi người quen biết, học sinh không biết chào thầy cô. Thậm chí còn không để ý thầy cô, chạy nhảy, nô đùa đâm sầm cả vào thầy cô rồi cũng không biết nói lời xin lỗi. Chào hỏi chính là mĩ tục của cả dân tộc, vì vậy nên giữ gìn và phát huy nét văn hóa này trong cộng đồng dân cư. Muốn giữ gìn nét văn hóa này thì cần phải rèn luyện ý thức của người chào và người được chào.

    Lê Gia Hoài giới thiệu.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...