Đoạn NLXH: Về câu nói Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi - Nguyễn Bá Học

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 22 Tháng ba 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    [​IMG]

    Đề bài: Anh/ chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về câu nói của nhà văn Nguyễn Bá Học: "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông".

    Định hướng


    1. Mở đoạn

    - Trong cuộc sống, để tồn tại và sống cho đúng nghĩa, con người cần có ý chí, nghị lực, kiên trì, quyết tâm phấn đấu.

    - Đế thể hiện quan niệm về ý chí, nghị lực, kiên trì, Nguyễn Bá Học đã đúc kết thật hay: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông".

    2. Thân đoạn

    A. Giải thích ý nghĩa câu nói:

    - Về nghĩa đen: Trên đường ta đi, thường gặp nhiều trở ngại (sông, núi) nếu không có ý chí nghị lực phi thường sẽ không vượt qua được.

    - Về nghĩa bóng:

    + "đường đi" chỉ đường đời, cuộc sống, chỉ mục đích của mỗi người

    + "ngăn sông cách núi" chỉ những khó khăn, thử thách, trở ngại khách quan mà ta gặp phải trong cuộc đời

    + "lòng người' chỉ ý chí, nghị lực của con người

    +" ngại núi e sông "chỉ thái độ ngại ngùng, e dè, nhụt chí, sợ hãi trước khó khăn, trở ngại, không dám dấn thân vào thử thách.

    =>Cả câu nói khẳng định một châm ngôn: Trên đường đời ta thường gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng nếu không có ý chí, nghị lực, kiên trì thì ta sẽ không vượt qua thử thách và không thành công.

    B. Phân tích, chứng minh câu nói:

    *Vì sao đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông?

    - Bởi vì cuộc sống luôn chứa đựng vô vàn thử thách. Nhiều lúc, những khó khăn đến từ mọi nẻo, bất ngờ, không lường trước được.

    - Vì để vượt qua khó khăn, thử thách thì con người cần phải có nghị lực, kiên trì, quyết tâm. Ngược lại, nếu ta nhụt chí, yếu đuối, sợ hãi trước thử thách thì sẽ mãi là một con rùa rụt cổ không thể vượt qua nổi chính bản thân mình. Nói cách khác, chiến thắng lớn nhất là chiến thắng chính bản thân mình.

    * Chứng minh câu nói:

    - Lòng quyết tâm, kiên trì, ý chí, nghị lực có ý nghĩa rất lớn với cuộc sống con người. Ý chí, nghị lực, kiên trì, quyết tâm là đức tính rất đáng quý, cần có của mỗi người.

    +Giúp ta hoàn thiện cả về trí tuệ lẫn nhân cách, giúp bản thân trau dồi nhiều kĩ năng sống, thái độ sống đúng đắn. Đây là đức tính rất đáng quý, cần có của mỗi người.

    +Là thước đo phẩm chất của con người.

    +Người sống kiên trì, nghị lực thì sẽ trau dồi được kiên nhẫn, bình tĩnh trong mọi tình huống.

    + Chính nhờ tính kiên trì, quyết chí giúp con người liên tục làm việc, hình thành kỹ năng làm việc ngày càng tốt hơn, thành thạo hơn.

    + Người có lòng kiên trì tích góp được cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá và sự dẻo dai. Từ đó giúp con người trưởng thành qua thời gian, sống ngày một chín chắn.

    +Từ đó họ càng có nhiều hoài bão lớn, càng có tầm nhìn xa trông rộng..

    +Ý chí, nghị lực, kiên trì chính là chìa khóa của thành công.

    +Góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.

    * Dẫn chứng:

    C. Mở rộng vấn đề:

    - Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta vẫn băt gặp nhiều người không có lòng kiên trì, không có nghị lực vượt khó. Họ thường chán nản, bỏ dở mọi việc giữa chừng khi gặp thất bại, khó khăn.

    - Cũng có những người mù quáng, kiên trì theo đuổi những thứ viển vông, không thực tế. Chính họ sẽ khó có thành công trong cuộc sống.

    D. Rút ra bài học:

    - Cần biết lập kế hoạch thực hiện công việc một cách khoa học và kiên trì, quyết chí thực hiện từng ngày để mục đích đã đề ra.

    - Biết kiên trì, quyết chí nhưng không cố chấp, không bảo thủ.

    - Hãy rèn luyện lòng kiên trì, ý chí, nghị lực từ những từ những hành động nhỏ..

    3. Kết đoạn

    - Câu danh ngôn là một chân lí, khẳng định vai trò của ý chí, quyết tâm và nghị lực trong cuộc sống.

    - Liên hệ thực tế bản thân trong học tập và cuộc sống.

    [​IMG]

    Bài làm

    (Đề tập làm văn, dạng nghị luận xã hội: Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ trình bày suy nghĩ về câu nói của Nguyễn Bá Học: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông)


    Trong cuộc sống, để tồn tại và sống cho đúng nghĩa, con người cần có ý chí, nghị lực, kiên trì, quyết tâm phấn đấu. Đế thể hiện quan niệm về ý chí, nghị lực, kiên trì, Nguyễn Bá Học đã đúc kết thật hay:" Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông ". Vậy các tầng nghĩa của câu nói là gì? Về nghĩa đen, câu nói nêu ra sự việc phổ biến: Trên đường ta đi, thường gặp nhiều trở ngại (sông, núi) nếu không có ý chí nghị lực phi thường sẽ không vượt qua được. Về nghĩa bóng," đường đi "chỉ đường đời, cuộc sống, chỉ mục đích của mỗi người;" ngăn sông cách núi "chỉ những khó khăn, thử thách, trở ngại khách quan mà ta gặp phải trong cuộc đời;" lòng người' chỉ ý chí, nghị lực của con người; "ngại núi e sông" chỉ thái độ ngại ngùng, e dè, nhụt chí, sợ hãi trước khó khăn, trở ngại, không dám dấn thân vào thử thách. Cả câu nói khẳng định một châm ngôn: Trên đường đời ta thường gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng nếu không có ý chí, nghị lực, kiên trì thì ta sẽ không vượt qua thử thách và không thành công. Như vậy, câu nói của Nguyễn Bá Học đã nhấn mạnh vai trò, sức mạnh của ý chí, nghị lực, quyết tâm, kiên trì vượt qua mọi khó khăn, trở ngại thì mới đạt được thành công. Nếu không có nghị lực và lòng quyết tâm, con người sẽ không đạt được điều mà mình mong muốn. Vậy tại sao ý chí và nghị lực, lòng kiên trì lại là yếu tố quyết định đến thành công? Bởi vì cuộc sống luôn chứa đựng vô vàn thử thách. Nhiều lúc, những khó khăn đến từ mọi nẻo, bất ngờ, không lường trước được. Vì để vượt qua khó khăn, thử thách thì con người cần phải có nghị lực, kiên trì, quyết tâm. Ngược lại, nếu ta nhụt chí, yếu đuối, sợ hãi trước thử thách thì sẽ mãi là một con rùa rụt cổ không thể vượt qua nổi chính bản thân mình. Nói cách khác, chiến thắng lớn nhất là chiến thắng chính bản thân mình. Thật vậy, lòng quyết tâm, kiên trì, ý chí, nghị lực có ý nghĩa rất lớn với cuộc sống con người. Ý chí, nghị lực, kiên trì, quyết tâm là đức tính rất đáng quý, cần có của mỗi người. Ý chí, nghị lực, lòng kiên trì sẽ giúp ta hoàn thiện cả về trí tuệ lẫn nhân cách, giúp bản thân trau dồi nhiều kĩ năng sống, thái độ sống đúng đắn. Đây là đức tính rất đáng quý, cần có của mỗi người. Ý chí, nghị lực, kiên trì là thước đo phẩm chất của con người. Người sống kiên trì, nghị lực thì sẽ trau dồi được kiên nhẫn, bình tĩnh trong mọi tình huống. Họ luôn có lòng tin, sống lạc quan, suy nghĩ tích cực về cuộc sống. Họ sẽ không nản trước khó khăn, thất bại ; luôn cố gắng phấn đấu đạt được kế hoạch, mục tiêu đã đã đề ra; quyết tâm theo đuổi đam mê, mơ ước đến cùng. Người có lòng kiên trì, nghị lực, quyết chí sẽ trau dồi được được tính làm việc chăm chỉ, cần cù. Bằng đam mê, họ sẽ luôn làm việc miệt mài; họ tận tâm, tận lực đến cả quên ăn; họ thức khuya dậy sớm; hăng say làm việc, phấn đấu đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Kiên trì, nghị lực còn giúp bản thân mạnh mẽ hơn. Chính việc không nản lòng trước khó khăn sẽ giúp bản thân trở nên kiên cường, bản lĩnh, mạnh mẽ hơn. Như vậy, kiên trì được coi là gốc rễ của sự thành thạo. Bởi chẳng ai sinh ra đã hiểu biết tất cả mọi thứ. Chính nhờ tính kiên trì, quyết chí giúp con người liên tục làm việc, hình thành kỹ năng làm việc ngày càng tốt hơn, thành thạo hơn. Người có lòng kiên trì tích góp được cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá và sự dẻo dai. Từ đó giúp con người trưởng thành qua thời gian, sống ngày một chín chắn. Từ đó họ càng có nhiều hoài bão lớn, càng có tầm nhìn xa trông rộng. Nghị lực, kiên trì, quyết chí, còn dạy chúng ta nhiều kĩ năng sống quý báu, giúp ta biết cách xử lý khủng hoảng khi khó khăn lớn. Trước mỗi khó khăn, thử thách lớn, người có lòng kiên trì sẽ không dễ dàng bỏ cuộc, không dễ dàng chấp nhận thất bại; không buông xuôi, không từ bỏ mà sẽ biết rút kinh nghiệm sau thất bại, rồi tiếp tục kiên trì làm tiếp. Bởi thành công luôn là mẹ của thất bại, thành công nằm ở phía cuối con đường nên ý chí, nghị lực, kiên trì chính là chìa khóa của thành công. Có thể thấ, ở trên đời, mọi thành công đều đánh đổi bằng trí tuệ và sức lao động bền bỉ của con người. Như ông cha ta đã từng răn dạy rằng: "Có công mài sắt, có ngày nên kim". Đó là lời khuyên vô cùng sâu sắc về lòng kiên trì trong cuộc sống. Nhiều khi cơ hội đến có khi trong những lúc bạn nghĩ rằng mình đã hết cơ hội. Có đủ kiên trì để đi đến đích, bạn sẽ gặt hái được thành công. Bởi thế, lòng kiên trì, sự quyết chí là nhân tố để đạt được mục đích mà mình đặt ra. Như thế những người có lòng kiên trì, quyết chí chắc chắn sẽ có cuộc sống tốt đẹp, được mọi người yêu quý tôn trọng, ngưỡng mộ; là nhân tố góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Từ câu nói của Nguyễn Bá Học, chúng ta hãy chiêm nghiệm tới sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Lịch sử Việt nam là lịch sử của đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nếu Đảng và nhân dân ta không kiên trì, quyết tâm, kiên định với sự nghiệp đấu tranh lâu dài, gian khổ thì làm sao chúng ta có được cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, no ấm như ngày nay. Gần gũi hơn, một trong những tấm gương tiêu biểu về lòng kiên trì, quyết chí là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Suốt những năm thánh bôn ba năm châu bốn biển, Bác kiên trì tự học ngoại ngữ, kiên trì nghiên cứu, tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc trên thế giới; tham dự những cuộc diễn thuyết của nhiều nhà chính trị và triết học, tham gia Hội những người lao động. Nhờ đó, Người có thể nói thành thạo 6 thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga. Ngoài ra Người còn có thể sử dụng các ngoại ngữ khác như tiếng Thái, tiếng Tây Ban Nha, Tiệp Khắc, Ả Rập.. Hơn thế, Người còn tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc ta. Chính lòng kiên trì của Bác đã giúp cho chúng ta có cuộc sống hòa bình, ấm no như ngày nay. Chính lòng kiên trì hòa quyện với lòng yêu nước của Bác mà cái tên Hồ Chí Minh đã được nhân dân thế giới đời đời ngợi ca. Gần hơn nữa, Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương tiêu biểu về ý chí nghị lực, kiên trì, quyết tâm. Thầy tuy bị liệt hai tay nhưng thầy đã vượt lên số phận, tập viết bằng chân, và trở thành một nhà giáo nhân dân ưu tú, mẫu mực, là tấm gương về nghị lực sống cho thế hệ trẻ noi theo. Nhìn ra thế giới, một trong những nhà bác học lừng danh minh chứng cho lòng kiên trì nghiên cứu sáng chế là Thomas Edison. Để phát minh ra bóng đèn dây tóc, nhà bác học này đã phải làm 10.000 lần thí

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...