Văn học hiện thực phê phán được hình thành từ cuộc đấu tranh giữa ba giai cấp lớn (giai cấp quý tộc, giai cấp tư sản và giai cấp công nhân), mở đầu cho trào lưu văn học này là những tác phẩm của Xtăngđan. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là cuốn tiểu thuyết Đỏ và đen (tiếng Pháp: Le Rouge et le Noir ), đã để lại trong lòng tôi nhiều ấn tượng sâu sắc và cảm xúc khó quên. Tiểu thuyết được viết vào năm 1830, mô tả về những nỗ lực của một người thanh niên trẻ vượt lên khỏi tầng lớp xã hội dưới của bản thân nhờ tài năng, làm việc chăm chỉ, mánh khóe và đạo đức giả, chỉ tìm thấy chính mình khi bị phản bội bởi chính người yêu của anh ta. Ngoài cuốn tiểu thuyết Đỏ và đen, Xtăngđan còn có một kiệt tác nổi tiếng nữa là "Tu viện thành Pacmơ" <1839>. Cuốn tiểu thuyết thuộc dòng văn học cổ điển nước ngoài<văn học Pháp>, đã lột tả một cách sâu sắc sự ghê tởm của quý tộc và thầy tu, tố cáo bản chất xấu xa, bẩn thỉu của bọn tư sản. Mới đầu, cuốn tiểu thuyết chưa được nhiều người biết đến nhưng từ cuối thế kỷ XIX hay sang những năm 30 của thế kỷ XX cho đến bây giờ, đã người biết đến và tìm đọc. Không những mang nội dung, ý nghĩa sâu sắc, cuốn tiểu thuyết mang nhiều quan điểm lịch sử về những quan hệ đấu tranh phức tạp giữa những lực lượng xã hội khác nhau của thời kì Trùng hưng. Juyliêng là nhân vật chính trong câu chuyện này, anh xuất thân từ một gia đình thợ xẻ thô quê, may mắn gặp được người thầy đầu tiên là một viên thiếu tá quân y già trong quân đội Napôlêông bảo anh học và dạy anh theo cái tinh thần cách mạng và lý tưởng anh hùng của thế kỷ XIX lẫn lộn với sự sùng bái cá nhân Napôlêông. Vốn người thông minh, có chí khí và nghị lực, lại được học hành tự nhiên anh sẽ hơn hẳn cái khuôn khổ chật hẹp, tầm thường của gia đình anh. Anh có học, hay đọc sách, nhưng người lại yếu ớt không lao động mệt nhọc được cho nên bị bố và các anh ghét bỏ, hành hạ, coi như một kẻ ăn bám trong gia đình. Ông bố là một người thợ sẻ thất học, có tiền, tính vụ lợi, tham tiền đến mức độ chẳng quan tâm đến tình cảm con người. Thậm chí khi nghe tin anh vào tù mà lão chẳng chút đau lòng, chỉ vui mừng vì nghe anh nói để dành một chút tiền tiết kiệm. Chẳng mấy lạ khi anh coi bố và anh mình như kẻ thù và học được cái tính giả dối từ gia đình đó, che đậy mọi tình cảm để được sống yên thân. Trong nhà đã như vậy, ra ngoài xã hội Juyliêng càng cảm thấy mệt mỏi hơn. Một mặt, anh cảm thấy ghê tởm khi gặp bọn quý tộc, tư sản, thầy tu và thấy những chuyện thấp hèn, bỉ ổi, bẩn thỉu. Mặt khác, anh ghét cay ghét đắng cái địa vị thấp hèn của mình, con nhà nông dân trong cái thế giới tư sản-quý tộc này. "Như ta-anh ngán ngầm than phiền-bị cái ông trời mẹ ghẻ ném xuống hàng cuối cùng, ông ấy cho ta một tấm lòng cao thượng nhưng lại không cho lấy một nghìn quan thực lợi, nghĩa là không có bánh ăn, đúng là như thế, không có bánh ăn.." Và anh tiếc cái thời Napôlêông tốt đẹp mà người ta làm nên sự nghiệp trong những nguy hiểm của chiến trận. "Chao ôi! -anh kêu lên-Napôlêông thật đúng là con người của trời phái đến cho thanh niên Pháp! Ai sẽ thay thế được ông? Không có ông thì những kẻ nghèo khổ, dù là giàu có hơn tôi đi nữa, nhưng chỉ vừa vặn vài êquy để kiếm lấy một nền học vấn tốt, mà không đủ tiền để đút lót một người khi đến tuổi hai mươi và để tiến thân trong bước đường công danh, những kẻ đó sẽ làm cái trò gì?" Thế mà : "Những bọn quý phái kia, họ sẽ trở thành cái gì, nếu chúng ta được đấu tranh với họ bằng vũ khí ngang nha!" <trích> Thế là, với tất cả những gì anh nhìn thấy, với cái tâm trạng nặng nề kia, Juyliêng khinh bỉ, căm giận hết người cùng sống với anh ta trong cái xã hội này cũng như gia đình anh. Và ngược lại anh bị họ thù ghét. Thế nhưng Juyliêng không trở thành nhà cách mạng, một chiến sĩ để đứng lên đấu tranh với cái xa hội mà anh căm thù hết mức đó. Bao nhiêu chí khí, bao nhiêu nghị lực, học vấn của anh rốt cuộc đều hướng vào sự tranh đấu để dành được danh vọng và tiền tài, có một cái địa vị trong xã hội tư sản quý ghê tởm đầy rẫy bất công, xảo quyệt, xu nịnh, chỉ biết đến mình như anh đã thấy. Đúng là một chàng thanh niên đầy những tham vọng to lớn. Không ai biết rằng đằng sau cái vẻ yếu ớt lại là một con người đầy quyết tâm, hi sinh tất cả để dành sự giàu sang. Juyliêng rất tôn sung Napôlêông, nhưng sau khi ông mất, anh nhận rõ thời thế, anh thôi không nói đến ông và tuyên bố ý định sẽ làm giáo sĩ. Anh mặc dù rất ghét bọn thầy tu nhưng chính anh lại ra sức học thuộc Kinh thánh bằng chữ la-tinh để lấy lòng chúng, thật kinh tởm! Có lần cha sứ Sêlăng nhân hậu và tinh ý khuyên anh : "Anh bạn à, hãy làm một bác trưởng giả tốt ở thôn quê, đáng mến và có học thức, còn hơn làm một nhà tu sĩ không có thiên hướng." Cụ lại nói: ".. Con đừng có áo tưởng về triển vọng của con trong nghề tu sĩ. Nếu con nghĩ đến chuyện luồn cúi những kẻ có thế lực, thì con chắc chắc sẽ bị sa đọa vĩnh viễn. Con có thể làm nên giàu có, nhưng con phải làm hại những người khốn khổ, nịnh nọt viên quận trưởng, viên thị trưởng, kẻ có danh vọng và phục vụ những dục vọng của họ" <trích> Cũng chỉ có cha sứ là hiểu ý nghĩ của anh. Nhưng ông thực sự đã hiểu hết sao? Vậy chúng ta hãy xét qua câu chuyện yêu đương giữa Juyliêng và hai người phụ nữ để hiểu rõ hơn bản chất của anh. Trước hết là nói vềbà Đơ Rênan. Bà là quý tộc nhưng lại mắc phải cái tội ngoại tình, đó cũng là vì sự thô bỉ của chồng bà - người chồng mà gia đình sắp xếp cho bà. Cho tới khi gặp Juyliêng, bà thấy anh là một người hết sức ngây thơ, trong sáng, yêu con bà và bà đã quyết định hiến cho anh tình yêu mặn nồng. Chính mối tình chân thành ấy đã cảm hóa trái tim của anh. Mặc dù hai người cách nhau mười mấy tuổi nhưng bà yêu anh rất chân tình. Còn về việc viết thư tố cáo anh là vì bọn tu sĩ đã ép bà làm, còn bà chỉ là người bị hại. Cuộc yêu đương giữa anh và Matinđơ có khác hơn. Ở đây là hai tâm hồn kiêu hãnh gặp nhau, mỗi người đều mang một ý thức giai cấp sắc nhọn nên mối quan hệ ở đây rất căng thẳng. Nhưng vì sự kiêu hãnh của Matinđơ mà anh đã phải lòng cô và anh muốn khuất phục cái tính kiêu hãnh của cô, chiếm bằng được trái tim cô. Thậm chí anh thường đeo mặt nạ và dùng cả những thủ đoạn bẩn thỉu, ty tiện để bắt cô phải quỳ gối van nài. Đấy, con người anh là như vậy đó. Mặc dù ta thấy con người anh rất giả tạo nhưng anh vẫn luôn giữ một phần ngây thơ của chính mình. Khi anh bị bắt vào tù, anh đã tỉnh giấc mộng công danh phú quý. Anh hiểu rõ hơn bao giờ hết sự thật ghê tởm của đời sống tư sản-quý tộc. Anh nói: "Ta đã yêu chân lý.. Nó ở đâu? khắp nơi đều là xảo quyệt, hay chí ít là trò ảo thuật, ngay cả ở những kẻ đạo đức nhất, ngay cả những kẻ quyền cao chức trọng nhất.. Không, con người không thể tin cậy được ở con người.." . Và như vậy, anh ra trước tòa án nghiễm nhiên với tư thếcủa một thanh niên lao động đứng lên tố cáo xã hội. Anh tuyên bố: ".. Thưa các ngài , tôi không có cái vinh dự đứng trong giai cấp của các ngài, các ngài nhìn thấy ở tôi một nông dân nổi loạn chống lại cái số phận thấp kém của mình. Tôi không xin các ngài một ân huệ gì cả. Tôi không có ảo tưởng, cái chết đang chờ tôi.. Tội của tôi là ghê gớm, và nó có tính toán trước.. Cho dù tôi có nhẹ tội hơn, tôi cũng chỉ thấy trước mắt những người không đếm xỉa đến cái điều tuổi trẻ của tôi có thể đáng được thương xót, mà lại muốn trừng phạt ở tôi và làm cho tuyệt vọng đến cùng cái tầng lớp thanh niên ấy, họ sinh ra ở một hàng ngũ bên dưới, và có thể nói là bị cái nghèo khổ áp bức, nhưng có cái may mắn nhận được cái học vấn tốt, và họ cả gan dám chen chân vào nơi mà thói kiêu căng của những kẻ giàu có gọi là xã hôi.." <trích> Thế là Juyliêng sau khi dặn dò Fukê cặn kẽ mọi điều đối với Matinđơ, bà Đơ Rênan và đối với mình, ung dung bước lên máy chém. Thông tin về cuốn tiểu thuyết "Đỏ và đen" Tác giả: Xtăngđan <Pháp> Ngày xuất bản: Năm 1986 Kích thước: 16 x 24 cm Số trang: 421 Số tập: Hai tập Nhà xuất bản Văn học