Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không ngủ? Năm 1965, cậu học sinh trung học 17 tuổi, Randy Gardner, đã không ngủ trong 264 tiếng, tương đương với 11 ngày, để xem mình xoay sở như thế nào với việc không ngủ. Vào ngày thứ 2, mắt của anh ấy đã ngừng tập trung. Sau đó, anh ấy mất khả năng xác định những đồ vật qua tiếp xúc. Đến ngày thứ 3, Gardner trở nên ủ rũ và thiếu sự phối hợp. Ở giai đoạn cuối của thử nghiệm, cậu ta rất chật vật để có thể tập trung, gặp rắc rối với trí nhớ ngắn hạn, trở nên hoang tưởng và bắt đầu gặp ảo giác. Mặc dù Gardner đã phục hồi mà không bị tổn thương lâu dài về tâm lý hay thể chất, nhưng đối với các trường hợp khác, mất ngủ có thể làm mất cân bằng hormon, dễ mắc bệnh và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây tử vong. Việc không ngủ có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể: Gây nên sự kích động Ảo giác Huyết áp cao Đái thảo đường, béo phì Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc thường xuyên ngủ ít hơn 6 tiếng 1 đêm tăng khả năng bị đột quỵ hơn gấp 4.5 lần. Làm thế nào mà chứng mất ngủ có thể gây ra những hậu quả lớn đến vậy? Những nhà khoa học nghĩ rằng câu trả lời nằm ở sự gia tăng của các chất thải thừa trong bộ não. Trong khi chúng ta thức, các tế bào của chúng ta bận bịu sử dụng nguồn năng lượng hằng ngày, thứ sẽ dần hư hại và chuyển thành nhiều loại phụ phẩm, bao gồm adenosine. Khi adenosine hình thành, nó gia tăng sự thúc đẩy giấc ngủ, còn được gọi là áp lực giấc ngủ. Các chất thải thừa khác cũng hình thành trong bộ não và nếu chúng không được loại bỏ, chúng sẽ đồng thời làm quá tải não bộ và sẽ dẫn tới nhiều triệu chứng tiêu cực của mất ngủ. Vậy điều gì xảy ra trong bộ não khi ta ngủ để chống lại hiện tượng đó? Các nhà khoa học đã tìm ra hệ thống glymphatic, một cơ chế dọn dẹp để loại bỏ quá trình gia tăng này và hoạt động nhiều hơn khi chúng ta ngủ. Nó sử dụng chất lỏng cerebrospinal để quét đi các chất thải độc hại được dồn lại giữa những tế bào. Các mạch bạch huyết làm đường dẫn cho các tế bào miễn dịch, vừa mới được phát hiện ra gần đây trong não bộ và chúng có thể đóng vai trò dọn dẹp các chất thừa thải hàng ngày trong bộ não. Khi các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục khám phá cơ chế hồi phục đằng sau giấc ngủ, chúng ta có thể chắc chắn rằng chìm vào giấc ngủ là điều cần thiết nếu chúng ta muốn giữ gìn sức khỏe và duy trì sự tỉnh táo. (Nguồn tham khảo)