Điều gì sẽ xảy ra nếu các ngón tay dài bằng nhau? 1. Làm thế nào mà sự tiến hóa đã hình thành cho chúng ta 5 ngón tay? Khi chúng ta thay đổi môi trường sống từ dưới nước sang trên cạn, có những thay đổi tiến hóa để dễ dàng thích nghi với môi trường từ vây cá thành các chi. Sự thay đổi này hình thành ở động vật có xương sống, đặc biệt là sự xuất hiện của các ngón tay. Quá trình tiến hóa từ vây sang các chi không thể hoàn thành nhanh chóng. Từ những phát hiện của hóa thạch còn sót lại đã cho chúng ta thấy rằng, tổ tiên chúng ta hình thành nhiều hơn 5 ngón tay và ngày nay được gọi là dị tật. Trong quá trình phát triển giữa người và chuột, 2 loại gen hoxa11 và hoxa13, hoạt động trong các vùng riêng biệt của chồi chi (cấu trúc hình thành sớm trong quá trình phát triển của động vật có xương sống). Khác với các gen này khi hoạt động ở các vùng của cá sẽ đè lên nhau trên các vây. Để chứng minh cách tái tạo quy luật của loài cá đối với gen hoxa11 thì ở chuột thời tiền sử đã phát triển đến 7 ngón chân. Sự thay đổi các gen này cho quy định kiểu cá và chuột không xảy ra thông qua việc thu nhận các gen mới mà đơn giản là chỉ sửa đổi các cấu trúc của chúng. Từ đó, dị tật trong quá trình phát triển của thai nhi không chỉ do đột biến gen mà đến từ các chuỗi DNA được gọi là quá trình tự điều hòa. 2. Sự tiến hóa bàn tay của loài người: Bàn tay con người từ lâu đã là một công cụ cần thiết để phục vụ cho đời sống, trước kia vào thời kỳ phát triển của công cụ bằng đá khoảng 2, 6 triệu năm trước (Oldowan - Hominid), các ngón tay đã có sự hình thành đáng kể và linh hoạt, phải kể đến là chiều dài của ngón cái khác biệt so các ngón còn lại và với loài khỉ. Trong nửa đầu thế kỷ 20, các giả thuyết về sự tiến hóa của bàn tay loài người bị chi phối bởi quan điểm cho rằng con người đã sớm tách ra khỏi đàn vượn thông thường. Vì vậy, tỉ lệ các bộ phận bàn tay khá tương tự các loại linh trưởng khác. Theo nghiên cứu, các xương và chi của loài vượn hiện đại đã cho thấy sự giống nhau của các loài vượn trong sinh hoạt leo và trèo để thích nghi với cuộc sống hằng ngày. Quá trình tiến hóa bàn tay của loài người trải dài từ 1, 8 triệu năm trước CN (Homo ergaster) -> 1, 2 triệu năm trước CN (Homo antecessor) -> 30000 năm trước CN (Homo rhodesiensis) -> 2010 (Homo sapiens) 3. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu các ngón tay dài bằng nhau? Theo "Thuyết chọn lọc tự nhiên" của Darwin đây là kết quả của sự tiến hóa, để cầm nắm đồ vật và thực hiện các hoạt động hằng ngày dễ dàng hơn thì quá trình tiến hóa phải bắt buộc độ dài của các ngón tay phải khác nhau. Mỗi ngón tay đều có công dụng riêng, khi cùng phối hợp với nhau, chúng có thể làm những việc vô cùng phức tạp. Khi ngón cái cùng ngón trỏ thực hiện cầm nắm một vật rất đơn giản và linh hoạt. Ngón trỏ là ngón không thể thiếu để lật những trang sách và dễ dàng hỗ trợ các ngón còn lại. Khi bê vật nặng thì ngón giữa đóng vai trò như trung tâm chủ đạo còn ngón áp út và ngón út có tác dụng hỗ trợ. Trong trường hợp nếu ngón cái cũng dài bằng các ngón tay khác sẽ gây ra sự mất cân bằng giữa các ngón tay, khó thực hiện các việc cầm nắm một cách linh hoạt và tiện lợi.