Chào các bạn. Chúng ta cần phải biết những gì để có thể tự tin vào đầu tư chứng khoán. Thì khi xem bảng chứng khoán thì có các mục chính bạn quan tâm như sau. 1. Tên mã (VD: FPT, ACB) là tên các Mã của các công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam 2. Giá 1, 2, 3 là các giá trị mà các ndt định giá cổ phiếu đó và có nhu cầu mua hoặc bán cp ở giá đó. 3. Khối lượng cp: Là số cp có giá trị khi niêm yết ban đầu là 10 000 đồng/1cp. Và ta sẽ có định giá của công ty ban đầu chia cho 10000 đồng sẽ ra khối lượng ban đầu của mỗi công ty. Và nó sẽ giữ nguyên khối lượng cho đến khi có sự thêm hoặc bớt. (VD chia cổ tức) Giá trị của cổ phiếu sẽ thay đổi khi có sự giao dịch của nhà đầu tư 4. Giao dịch được thực hiện khi có người đưa ra được khối lượng là giá trị ngang nhau ở giá cao nhất của người mua với khối lượng tương ứng mà người mua đưa ra hoặc sẽ thực hiện khi người bán bán với khối lượng và giá thấp nhất do người đưa ra. (VD Anh A đưa ra 1 triệu cp với giá 10 và Bên Bán đưa ra tương ứng với mức giá 7, 8, 9, 10 và khối lượng tổng của các cp trên cũng là 1 triệu cp. Thì gia dịch này anh A sẽ mua được tất cả 1 triệu cp tương ứng với từng mức giá mà bên bán đưa ra và ngược lại với bán) Các bạn nên có 1 tk để trải nghiệm trên sàn ck sẽ dễ hiểu hơn, chỉ cần 1 triệu 2 triệu không nên thử với số tiền lớn. 5. Thanh khoản: Là số tiền mà giao dịch 1 ngày tương ứng với từng mã cổ phiếu. VD như HPG là 1 cp có mức thanh khoản rất lớn. Thì khi có trend tăng or giảm thì nó cũng quyết định rât lớn. Thanh khoản cao thì rủi ro trong giao dịch thấp đi vì khi bán thì chắc chắn sẽ có người mua. Trên đây là những điều cơ bản bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi vào đầu tư bạn nên luyện tập và đừng có chú ý lợi nhuận trong giai đoạn này. Hãy thực hành và học hỏi hằng ngày. Mình sẽ có bài viết về khi đã nắm rõ thì bước tiếp theo sẽ làm gì (Còn tiếp)
Xin chào các bạn. Như phần 1 mình đã giới thiệu sơ lược những thông số cơ bản của các giao dịch chứng khoán cần biêt. Sau khi đã nắm được các phần đó thì phần tiếp theo đây sẽ là phần thực hành. 1. Chọn lọc công ty. 2. Lựa chọn thời điểm mua 3. Quản trị rủi ro 4. Không ngừng học hỏi 1. Khi chọn lọc các công ty thì chúng ta sẽ có rất nhiều phương pháp chọn lọc như: Chọn lọc theo công ty tăng trưởng, sức khỏe tài chính, tiềm năng của ngành, hay là biến động trên thị trương.. Bạn có thể chọn lọc qua các công cụ phân tích ở các trang như finace, investing, VNDirect.. ở đó sẽ có các công cụ để lọc và tìm kiếm thông tin và sức khỏe tài chính, tình hình chi trả cổ tức, định giá cp P/E.. 2. Thời điểm mua có thể chính là chìa khóa lớn nhất giúp bạn thành công, vì sẽ không có cổ phiếu xấu, cổ phiếu tốt là khi cổ phiếu tăng giá. Bạn có thể tham khảo về phương pháp RSI đó là 1 trong những phương pháp mình thường sử dụng và đạt được hiểu quả cao. (Nếu bạn cần biết phương pháp RSI mình dùng thì bạn cmt mình sẽ giải đáp chi tiết hơn. 3. Quản trị rủi ro. Điều này sẽ không thể thiếu vì bản thân những người đầu tư kì cựu cũng không dám chắc ngày mai xanh hay đỏ, Vậy nên khi các bạn đầu tư thì nên quản trị rủi ro cho mình. VD tuyệt đối không đâu tư băng tiền đi vay, không đầu tư bằng những khoản cần gấp mà nên đầu tư những khoản rảnh rỗi. Không nên để TK lúc nào cũng full margin vì nó sẽ là con dao 2 lưỡi, nhưng nó đủ tổn thương để bạn không thể gượng dậy được. Với những bạn mới vào thị trường thì cái bản chất ham thắng thua, và tinh thần còn nóng vội thì phải nên kiểm soát được cảm xúc vì đó là thử lấy đi của các bạn rất nhiều. 4. Học hỏi là điều không thể thiếu để chúng ta có thể nâng cao giá trị của bản thân mình. Trong chứng khoán thì có 1 số bài học mình gợi ý cho các bạn. (Phương pháp đầu tư M&A, phương pháp đầu tư tăng trưởng, Cách đọc báo cáo tài chính, (Còn tiếp)
Mình cũng làm một ít chứng khoán nhưng nghiệp dư thôi, trước kiếm được nhưng năm vừa rồi cháy tài khoản, nay vẫn chưa khắc phục được, chỉ là rút ra nhiều kinh nghiệm