ĐIỆP VIÊN TỐNG VĂN TRINH (1928 - 2008) * * * Đồng chí Tống Văn Trinh sinh năm 1928, quê gốc ở Châu Đốc, An Giang, tham gia cách mạng từ năm 1945, là đảng viên Cộng sản năm 1948. Năm 1959, đồng chí được Cục Tình báo Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam cử sang hoạt động bên Lào. Thời gian sau, Tống Văn Trinh vào làm việc ở Sở Công chính ngụy quyền Lào tại Thủ đô Viêng Chăn. Với bản chất cởi mở dễ gần, Tống Văn Trinh nhanh chóng chiếm được cảm tình của ngụy quyền Lào - Việt ở Viêng Chăn. Đồng chí Tống Văn Trinh, một cán bộ tình báo Việt Nam có nhiều năm công tác tại Lào, đã có công phát hiện kế hoạch hành quân Lam Sơn 719 của liên quân ngụy Việt - Lào năm 1971 ngay trên bàn nhậu, báo cáo về Cục Quân báo Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngay sau khi nhận nguồn tin quan trọng này, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã quyết định mở chiến dịch "Phản công đường 9 - Nam Lào". Chiến dịch Lam Sơn 719 của Việt Nam Cộng Hòa là chiến dịch quy mô lớn được thực hiện năm 1971, trong bối cảnh quân Mĩ đang rút dần khỏi Việt Nam. Chiến dịch diễn ra nhằm khảo nghiệm khả năng quy mô tác chiến độc lập của quân đội Sài Gòn, nếu sau này không còn quân Mĩ song hành. Mục tiêu của chiến dịch là cắt đứt nguồn tiếp tế của quân giải phóng thông qua Lào. Từ đó, bóp ngạt quân giải phóng đến bờ sụp đổ. Rất ít sĩ quan VNCH biết về chiến dịch này, bởi lẽ tầm quan trọng của nó đối với tương lai của VNCH. Vì nếu chiến thắng trong chiến dịch này thì phía VNCH sẽ ăn được các gói viện trợ béo bỡ mà Quốc hội Mĩ thông qua. Và phía Mĩ, nhất là tổng thống Richard Nixon, cũng sẽ đỡ ngộp hơn trước phiên trả lời Quốc hội sắp tới. Có thể nói đây chính là "deadline" quan trọng bậc nhất mà cả phía Sài Gòn và Mỹ đang chạy ráo riết để kịp nộp cho Quốc hội Mĩ. Kế hoạch được chuẩn bị hết sức tỉ mỉ và vô cùng tuyệt mật. Tuy nhiên, sự tuyệt mật đó chỉ đảm bảo đến khi cho đến khi rượu chạm môi. Kế hoạch được phát giác và gửi về Hà Nội đầu tiên bởi điệp viên Tống Văn Trinh – người khi đó đang là nhân sự cao cấp trong sở công chánh Viên Chăn (Lào). Với tính tình hòa đồng, cởi mở, ông quen biết được rất nhiều quan chức Lào và Sài Gòn. Đầu tháng 1/1971, khi đang chuẩn bị đón tết, ông phát hiện có nhiều xe ra vào khác thường tại đại sứ quán chính quyền Sài Gòn ở Viên Chăn. Sau khi trò chuyện với trung tá Bảo – tùy viên quân sự của đại sứ quán chính quyền Sài Gòn tại viên Chăn, ông nghe được từ ông Bảo rằng tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vừa cử hàng loạt lãnh đạo cao cấp sang Lào để thảo luận về các vấn đề quan trọng. Khi nghe đến đây, điệp viên Tống Văn Trinh ngỏ ý mời các lãnh đạo cao cấp VNCH làm một bữa tiệc tùng vì lâu lâu mới có đồng hương sang. Nghe đến ăn nhậu là khoái, trung tá Bảo đã tổ chức bữa tiệc tại nhà riêng của mình và mời 25 quan khách Việt - Lào, gồm cả những sĩ quan cao cấp của Bộ Tổng tham mưu QLVNCH sang công tác. Bữa tiệc có cả mâm hút thu. Ốc ph. Iện và chiếu bạc ăn thua bằng đô-la Mỹ. Vì sợ rượu vào sẽ nói bậy nên các ông này rước gái đi. Ếm từ Thái Lan sang để vừa có tay vịn, vừa không sợ biết tiếng Việt mà để lộ thông tin. Chuyện là các ông tính xa nhưng không tính được gần, vì người phát giác thông tin về kế hoạch Lam Sơn 719 không ai khác ngoài bạn nhậu của trung tá Bảo. Trong khi nhậu nhẹt phè phỡn, các ông bắt đầu chém gió những chuyện trời mây. Do nhậu hơi quá đà nên các ông chém gió quá tay. Các ông bắt đầu chém đến chiến dịch Lam Sơn 719 và tiết lộ rằng tổng thống Nguyễn Văn Thiệu muốn chính quyền hoàng gia Lào hội quân để cùng càn quét quân Giải phóng. Nghe đến đây ông Trinh giật mình và cảm thấy đây là một tin quan trọng cần phải báo cáo ngay, nếu không sẽ lỡ thời cơ. Khi thấy nhóm sĩ quan mải chơi bời, ông Trinh đã viện cớ xin đi ngủ với lý do vì quá say không thể chơi đ. Ánh b. Ạc nổi với quan chức VNCH. Quan sát một hồi, khi thấy các con bạc đang đến cao trào không để ý xung quanh, ông Trinh lẻn đến bàn làm việc và phát hiện thấy tập hồ sơ đề chữ "tuyệt mật" ghi tên "Opération Lam Sơn 719". Sau khi đọc chớp nhoáng và bằng trí nhớ của một điệp viên, ông đã thức đến gần sáng để phát thảo sơ qua kế hoạch Lam Sơn 719 và viết báo cáo gửi khẩn cấp về trung tâm (Cục 2) ở Hà Nội. Nhờ vậy mà kế hoạch Lam Sơn 719 – dù được Mĩ bảo vệ tuyệt mật – đã bị lộ. Kế hoạch được bảo vệ tuyệt mật ở phía Mĩ, chứ phía VNCH thì say: No. Kế hoạch cứ như vậy mà bị lộ trước một tháng diễn ra, góp phần đẩy quân VNCH vào thất bại ê chề tại cao nguyên Trung Phần. Dù thất bại nhưng cuộc duyệt binh ngày quân lực VNCH năm 1973 vẫn tuyên dương và khen thưởng các lực lượng tinh nhuệ đã "đánh thắng Cộng quân trên mặt trận cao nguyên Trung Phần trong chiến dịch Lam Sơn 179" sự ảo tưởng này ngoài dự tính ban đầu của quân Giải phóng. - Hết -