Diệp Công thích rồng nghĩa là sao?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi nntc6761, 27 Tháng tám 2020.

  1. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    Diệp Công là ai?

    Thời Xuân Thu, có một người nước Sở tên là Thẩm Chư Lương (cũng có tài liệu ghi là Thẩm Gia Lương), tự là Tử Cao. Ông là một nhà chính trị, nhà tư tưởng và tướng nước Sở.

    Thẩm Chư Lương được vua Sở Chiêu Vương phong tước Công và phong đất Diệp làm thực ấp (cũng có tài liệu ghi rằng ông là Huyện doãn Diệp Địa), do đó tự xưng là Diệp Công.

    [​IMG]

    Nguồn gốc điển tích "Diệp Công thích rồng"

    Khổng Tử khi chu du thiên hạ, đã đến đất Diệp bái kiến Diệp Công vì đánh giá cao những kinh nghiệm cai quản vùng đất này của Diệp Công. "Người ở gần thì vui mừng, người ở xa thì kéo đến". Hai người thường đàm đạo về "Đạo trị quốc", và luận bàn về tiêu chuẩn của một người trung thành. Diệp Công nói: "Một người ngay thẳng thì cho dù cha hắn trộm dê thì hắn vẫn phải đứng ra làm chứng". Khổng Tử nói: "Một người ngay thẳng thì cha làm con giấu, con làm cha giấu, sự ngay thẳng ở trong đó".

    Vì nghi ngờ học thuyết của Khổng Tử nên một hôm, Diệp Công hỏi Tử Lộ (đệ tử của Khổng Tử). Tử Lộ nghe xong không đáp, sau đó mới nói lại với thầy của mình. Khổng Tử nghe xong tức giận mắng: "Sao ngươi không nói con người ta lúc giận thì quên cả ăn, lúc vui quên lo, không biết tuổi già đang đến?"

    Vì bất đồng quan điểm nên Khổng Tử rời đất Diệp trở về phương Bắc.

    Người đời mới dựa vào đó mà đưa ra câu chuyện "Diệp Công thích rồng" hoặc "Diệp Công thích vẽ rồng".

    Câu chuyện "Diệp Công thích rồng"

    Điển tích "Diệp Công thích rồng" kể rằng Diệp Công từ nhỏ luôn nói rất thích rồng và mọi đồ đạc đều khắc hình rồng; rồng thật trên trời biết chuyện cảm động, bèn từ trên trời giáng hạ xuống nhà Diệp Công; Diệp Công nhìn thấy rồng thật liền sợ hãi quay người bỏ chạy, giống như đánh rơi mất hồn vậy, sắc mặt tái mét, không tự chủ được nữa.

    "Diệp Công thích rồng" nghĩa là sao?

    Diệp Công chẳng phải thực sự yêu thích rồng. Cái mà ông ta thích, chẳng qua chỉ là những thứ giống như rồng hoặc hình tượng của rồng mà thôi!

    Ngụ ý của thành ngữ "Diệp Công thích rồng" có thể liên hệ từ nguồn gốc của điển tích cũng như câu chuyện trong điển tích, chính là có ý châm biếm những kẻ bề ngoài thì tỏ ra rất say mê một sự vật, một điều gì đó, hoặc là hay khoác lác về điều gì đó, nhưng không thực lòng, hoặc là không hiểu rõ.

    Ví dụ về cách sử dụng thành ngữ "Diệp Công thích rồng"

    Trong chuyện xưa, Tử Trương đi bái kiến Lỗ Ai Công, nhưng qua 7 ngày, Lỗ Ai Công vẫn không để ý đến ông. Tử Trương bèn tìm người đầy tớ thân cận của Lỗ gia mà nhờ người này nhắn với Lỗ Ai Công rằng: "Nghe nói ông rất quý trọng nhân tài, do đó tôi chẳng quản đường xá xa xôi ngàn dặm đến đây, dầm dãi gió sương cát bụi, chẳng dám nghỉ ngơi để đến bái kiến ông. Kết quả đã 7 ngày rồi, ông vẫn chẳng để ý gì đến tôi. Tôi thấy người ta nói ông quý trọng nhân tài, hóa ra cũng giống chuyện Diệp Công thích rồng mà thôi, thì ra ông không phải người quý trọng nhân tài, cái ông thích chỉ là người giống nhân tài mà chẳng phải là nhân tài mà thôi. Do đó, rất lấy làm tiếc, tôi phải rời đi vậy!"

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Chưa có tài khoản? Nhấn Đăng Ký ngay! <3
     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng mười hai 2022
  2. PhươngThảo0710 https://dembuon.vn/rf/20116/

    Bài viết:
    493
    Mình có đọc một bộ truyện đam, trong truyện cũng nói về điển tích này nhưng tác giả sáng tạo hơn. Trong truyện có kể đến Diệp Công, Diệp Công thích rồng. Một ngày nào đó được gặp rồng thì lại bỏ chạy. Theo lời của tác giả, quan niệm của người Trung là rồng muốn độ kiếp thành công thì cần được lời nhận định, chính là nói với nó: "Ngươi là rồng". Vì Diệp Công thấy rồng mà bỏ chạy nên con rồng đó độ kiếp không thành công. Sau đó nó liên quan đến nhân vật chính của chuyện, nhân vật này giúp con rồng độ kiếp thành công nhờ vào câu nói đó. Truyện thì mình nhớ đại khái là thế, tác giả giải thích khá rõ ràng. Mình đọc bộ đó lâu quá rồi nên không nhớ nhiều. Đọc bài của bạn đột nhiên nhớ đến nó, thấy thú vị nên muốn chia sẻ.
     
    Thùy Minh, Adminnntc6761 thích bài này.
  3. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ cùng mình một câu chuyện rất thú vị. Mình cũng là trong quá trình convert truyện bắt gặp thành ngữ này nên đi tìm hiểu và thuận tiện tổng hợp lại thành bài viết này cho rõ nghĩa và đầy đủ nhất có thể. Theo mình tìm hiểu thì điển tích nói rằng sau khi Diệp Công bỏ chạy, con rồng "cụt hứng" bay lại về trời. Câu chuyện trong bộ truyện kia đúng là có điểm sáng tạo thêm, nhưng mình thấy cũng rất hay và phù hợp, thậm chí còn tăng thêm ý nghĩa cho điển tích này nữa.
     
    Tiên Nhi, Thùy Minh, Admin1 người nữa thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...